Chân vòng kiềng là tình trạng chân cong ra ngoài ở đầu gối trong khi bàn chân và mắt cá chân chạm nhau, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành, không chỉ ảnh hưởng về thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và vận động. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
► Dấu hiệu của chân vòng kiềng là gì?
Nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ bị chân vòng kiềng, bố mẹ có thể kiểm tra như sau:
-
Đặt bé nằm ngửa và hai chân duỗi thẳng, xếp hai mắt cá chân của trẻ chạm nhau.
-
Đo khoảng cách giữa hai đầu gối của trẻ, bắt đầu từ vị trí lồi cầu trong xương đùi.
Nếu khoảng cách giữa 2 đầu gối nhỏ hơn 10cm, trẻ ít có nguy cơ bị chân vòng kiềng. Ngược lại, nếu khoảng cách lớn hơn 10cm, trẻ có khả năng bị chân vòng kiềng và bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.
► Nguyên nhân nào gây ra chân vòng kiềng?
Do một số xương phải xoay (vặn) một chút khi trẻ lớn lên trong bụng mẹ để phù hợp với không gian nhỏ. Đây được gọi là chân vòng kiềng sinh lý. Đây được xem là một phần bình thường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Ở hầu hết trẻ em, hiện tượng chân vòng kiềng sẽ tự điều chỉnh khi 3 hoặc 4 tuổi. Chân thậm chí có thể cong vào trong (đầu gối gập lại). Nhưng thường chân sẽ thẳng lại khi trẻ 7 hoặc 8 tuổi.
► Dù hiếm gặp nhưng tình trạng chân vòng kiềng cũng có thể do tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn gây ra như:
-
Còi xương - Một vấn đề về phát triển xương do thiếu vitamin D hoặc canxi. Tình trạng này phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, nơi trẻ em không được bổ sung đủ thực phẩm giàu vitamin D. Đôi khi bệnh còi xương có thể xảy ra trong các gia đình do vấn đề di truyền ảnh hưởng đến cách cơ thể trẻ sử dụng vitamin D.
-
Các tình trạng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương xung quanh đầu gối bao gồm chấn thương, nhiễm trùng hoặc khối u.
-
Hầu hết các dạng chân vòng kiềng đều được cải thiện khi trẻ lớn hơn nhưng khi nghi ngờ trẻ có chân vòng kiềng, bố mẹ nên đưa bé khám với bác sĩ chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời nếu cần.
Đặt hẹn với Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ René D. Esser:
https://www.aih.com.vn/bac-sy/esser-rene-daniel-dr
GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên Trưởng khoa đại học Stanford, USA; nguyên trưởng khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp; nguyên Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa.
Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam, với các thế mạnh chuyên sâu:
-
Chấn thương học và phẫu thuật chỉnh hình
-
Y học thể thao và phẫu thuật các bệnh lý liên quan
-
Phẫu thuật thay khớp: Khớp háng, khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu phẫu thuật bàn tay
-
Phẫu thuật kéo dài chi và tái tạo xương
-
Phẫu thuật chỉnh hình nhi các dị dạng bẩm sinh
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.