Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

⚠️ CẢNH BÁO! KIẾN BA KHOANG – CÁCH PHÒNG NGỪA & XỬ LÝ KHI TIẾP XÚC

Những ngày qua, kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều tại các khu dân cư ở TP.HCM, nhiều trường hợp bị bỏng rộp, viêm da vì tiếp xúc dịch tiết của chúng. Kiến ba khoang thường phát triển vào đầu mùa mưa, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa, khi thời tiết có độ ẩm cao. Vì vậy, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) chuẩn bị những kiến thức cần thiết để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc do kiến ba khoang gây ra nhé.
 
️⁉ Có thể bạn chưa biết!
 
Kiến ba khoang không đốt hay cắn nhưng dịch cơ thể của kiến ba khoang lại chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, bỏng da, viêm da ngay tại vùng tiếp xúc. Biểu hiện thường gặp nếu tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang như ngứa rát, đỏ da thành mảng hoặc thành dải, mụn nước hoặc mụn mủ, viêm da tiến triển thành loét có thể kéo dài đến 2 - 3 tuần.
 
♻️ Cảnh giác và xử lý khi tiếp xúc với kiến ba khoang
 
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở những vùng da hở, từ mức độ nhẹ đến nặng tùy theo lượng độc tố xâm nhập qua da. TUYỆT ĐỐI KHÔNG sờ hoặc nặn vì rất dễ làm vết thương lan rộng và nhiễm trùng. 
 
  • Đối với trường hợp kiến ba khoang đang bò trên người, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi, hoặc đặt một tờ giấy vào để kiến ba khoang bò lên. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc.
  • Trong trường hợp lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, phải nhanh chóng rửa tay và vùng da tiếp xúc dưới vòi nước sạch trong 5-10 phút. Nếu tổn thương da nặng hoặc lan rộng, cần đến khám tại cơ sở y tế. Không tự ý bôi, đắp các loại thuốc dân gian để tránh làm nhiễm trùng vết thương.

⚠️ Đối tượng đặc biệt cần lưu ý: Gia đình có trẻ nhỏ!
 
Do không nhận thức và phân biệt được kiến ba khoang, nếu vô tình tiếp xúc, trẻ em là đối tượng bệnh dễ tiến triển nhanh nhất do thói quen dùng tay gãi mạnh khiến vết thương càng nặng và lây lan không kiểm soát. Hơn nữa, làn da của bé vốn yếu ớt và nhạy cảm. Vì vậy, khi da trẻ tiếp xúc với chất độc cực mạnh (gấp 12 -15 lần nọc rắn hổ) của kiến ba khoang, tình trạng vết thương sẽ càng nguy hiểm.
 
️🍀 Biện pháp tránh tiếp xúc kiến ba khoang
 
  • Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM (Bộ Y tế), đèn ánh sáng vàng được khuyên dùng thay thế đèn thông thường vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng trắng.
  • Cần ngủ trong màn, sử dụng lưới cho các cửa sổ và cửa ra vào. Đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà.
  • Đối với người làm vườn cần mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
------------------- ​
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH): ​
☎️ Hotline: (028) 3910 9999 ​
🌏 Website: www.aih.com.vn ​
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.