Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

CẨN THẬN VỚI NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DỊP TẾT

Tết là thời điểm các gia đình sẽ dự trữ nhiều thực phẩm để sử dụng cũng như tiếp đãi khách. Nếu việc dự trữ, chế biến thức ăn không đúng cách và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì chính những món ngon ngày Tết này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm. Cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu và cảnh giác bạn nhé!
 
NGUYÊN NHÂN:
 
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do thực phẩm bị vi sinh vật gây bệnh, bị nhiễm các chất hóa học hoặc độc tố tiết ra từ các vị sinh vật này, bị biến chất khi để quá lâu hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc.
 
TRIỆU CHỨNG: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn.
 
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện rất sớm trong 1 giờ sau ăn hoặc ngay cả 1 tuần sau đó, tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Sự khó chịu do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
 
PHÒNG NGỪA
 
  • Rửa tay trước, trong và sau khi chế biến bữa ăn bằng xà phòng và nước để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt, nên rửa tay trong ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước sau khi xử lý các thực phẩm tươi sống (thịt cá tươi, rau củ quả tươi) và trước khi chạm vào thực phẩm chín.
  • Đảm bảo tất cả các dụng cụ và bề mặt phải được vệ sinh bằng nước xà phòng thường xuyên để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.​
  • Rửa kỹ tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi cắt dưới vòi nước chảy để hạn chế vi khuẩn bám trên bề mặt thực phẩm. Chọn mua rau củ quả có nguồn gốc uy tín, có xuất xứ rõ ràng.​
  • Nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm và thực hiện “ăn chín uống sôi”​
  • Sau khi thức ăn được nấu chín, nếu không ăn hết bạn nên bảo quản thức ăn bằng các phương pháp trữ lạnh hoặc trữ đông trong vòng 1 giờ sau khi chế biến. Nhiệt độ trong tủ lạnh nên được đặt dưới 4 độ C và tủ đông dưới -18 độ C. ​
  • Hâm nóng thức ăn đến 70 độ C và nên ăn hết phần thức ăn thừa. Không nên tái đông lạnh và hâm nóng nhiều lần. Thức ăn thừa chỉ nên bảo quản tối đa trong tủ lạnh là 3-4 ngày.​
  • Phân loại các nhóm thực phẩm riêng biệt và không bảo quản chung: Bảo quản thịt gia cầm, gia súc, hải sản và trứng tách biệt với tất cả các loại thực phẩm khác. Ngăn chất dịch tiết ra từ thịt tươi hay hải sản rò rỉ vào các loại thực phẩm khác bằng cách giữ chúng trong hộp hoặc túi nhựa kín. Giữ trứng trong hộp carton và đặt vào trong khoang kín của tủ lạnh.

🇺🇸 Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích chế độ ăn và sinh hoạt hiện tại của bạn để đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp riêng biệt.
------------------- ​

Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH): ​
☎ Hotline: (028) 3910 9999 ​
🌏 Website: www.aih.com.vn ​
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh