Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

TRẺ BỊ CHẬM NÓI BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ?

Về cơ bản, từ 9 đến 12 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu bi bô tập nói. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ chậm nói hiện nay ngày càng gia tăng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đa số bố mẹ cho biết bản thân gặp khó khăn trong việc đánh giá mức độ chậm nói của trẻ. Liệu con mình chậm nói đơn thuần hay do vấn đề bệnh lý khác? Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu thêm về tình trạng này và tìm câu trả lời cho vấn đề phải làm gì khi trẻ chậm nói bố mẹ nhé!
 
► Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói​

Thông thường khi thấy các bạn đồng trang lứa đã bắt đầu tập nói mà bé yêu nhà mình vẫn chưa có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ, bố mẹ sẽ đặt câu hỏi liệu con mình có bị chậm nói hay không?​
 
► Hãy tham khảo ý kiến chuyên môn nếu con của bạn có những biểu hiện sau:​
 
  • 12 tháng: Không sử dụng cử chỉ để giao tiếp, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay.​
  • Trước 18 tháng: Thích sử dụng cử chỉ giao tiếp hơn dùng lời nói.​
  • 18 tháng: Khó khăn khi bắt chước âm thanh hoặc tiếng nói.​
  • Trẻ 2 tuổi: Chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động mà không tạo ra từ hoặc cụm từ một cách tự phát.​
  • Khoảng 2 tuổi: Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ lặp đi lặp lại mà không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp nhiều hơn giai đoạn trước.​
  • Sau 2 tuổi: Không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn.​
  • Sau 2 tuổi: Trẻ thường xuyên sử dụng một tiếng nói khác thường (chẳng hạn như trẻ thường sử dụng âm mũi).​
 
► Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì?

Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói, bố mẹ cần phân biệt để có phương pháp điều trị hợp lý nhất:​
 
  • Trẻ chậm nói thường xuất phát từ những vấn đề về não bộ, lưỡi và vòm miệng. Thậm chí, khi bị khiếm thính trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước cũng như sử dụng ngôn ngữ.
  • Trẻ chậm nói tác động từ môi trường, thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng từ thiết bị công nghệ. Nếu phụ huynh quá chiều con, tập cho trẻ thói quen xem tivi hoặc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên, phụ huynh ít nói chuyện với trẻ hoặc không có sự thống nhất về phương pháp giáo dục... cũng là những nguyên nhân dẫn đến chậm nói tâm lý ở trẻ.​
 
► Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?​

Nếu bố mẹ nghi ngờ bé chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ, cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua bài kiểm tra chuyên biệt từ đó đưa ra lời khuyên và cách điều trị tốt nhất cho trẻ.
 
Trẻ em biết nói là một điều thú vị và sự mong chờ của bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào. Thế nhưng đôi khi chậm nói là một dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn, vì vậy bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện chậm nói bất thường. Và dù có bận rộn đến đâu, bố mẹ hãy dành thời gian cho trẻ chơi đùa, học tập để tạo cho trẻ thói quen sự phản xạ tốt nhất để trẻ bắt đầu tập nói và phát triển toàn diện theo đúng độ tuổi. ​
 
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.​
 
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.