Thông thường, trẻ sinh non sẽ được chăm sóc trong lồng ấp tại Khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Sau khi đáp ứng được các yếu tố cần thiết trong đảm bảo sức khỏe, trẻ sẽ được xuất hiện và trở về nhà. Lúc này, ba mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ sinh non đúng đắn để chăm sóc trẻ sinh non tại nhà một cách an toàn. Cụ thể là:
-
Ưu tiên cho trẻ ăn sữa mẹ:
Trẻ sinh non cần được chăm sóc nhiều hơn để theo kịp sự phát triển của trẻ sinh đủ tháng. Ngoài dinh dưỡng cung cấp qua đường tĩnh mạch trong những ngày đầu, trẻ cần được nuôi ăn qua đường tiêu hóa bằng sữa mẹ sớm. Một số trẻ sinh non có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp mút, nuốt và thở khi bú, vì vậy bạn có thể tạm thời cho trẻ ăn bằng ống thông mũi hoặc ống NG (ống đi qua mũi đến dạ dày).
Bên cạnh nguồn sữa mẹ, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng dưới dạng: chế phẩm tăng cường sữa mẹ, vitamin bổ sung hoặc sữa công thức năng lượng cao dành cho trẻ sinh non.
Một trong những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sinh non đúng cách là quan tâm đến thời gian ngủ của trẻ. Trẻ sẽ tăng trưởng trong lúc ngủ, do đó trẻ cần được ngủ ngon yên tĩnh trong nhiều giờ mỗi ngày (16 – 20 giờ/ngày), sau mỗi cữ sữa. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ quá 4 giờ/giấc, ba mẹ nên chủ động thức trẻ dậy để cho trẻ bú sữa. Nên để trẻ nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đồng thời trẻ cũng nên được nằm ngủ riêng trong nôi, không nên nằm chung với người lớn vì ba mẹ có thể ngủ quên và gây nguy hiểm cho trẻ.
-
Thường xuyên theo dõi nhịp thở, thân nhiệt của trẻ:
Trẻ sơ sinh thiếu tháng thường chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên dễ bị bệnh hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì thế ba mẹ phải luôn chủ động theo dõi các dấu hiệu ở trẻ, như nhịp thở, màu sắc da, tri giác, thân nhiệt,… Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
-
Bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng:
Hạn chế đưa trẻ đến nơi công cộng, đặc biệt là những khu vực có nhiều người hút thuốc. Đặc biệt là tất cả mọi người cần rửa sạch tay trước khi chạm vào trẻ.
Trẻ sinh non có sức khỏe yếu hơn, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng sẽ cao hơn. Do đó tiêm phòng cho trẻ sinh non là việc làm hết sức quan trọng để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc bệnh xuống mức thấp nhất. Theo các chuyên gia Nhi-Sơ sinh, các loại vaccine cần tiêm chủng cho trẻ sinh non là: Viêm gan B, Chủng ngừa lao (BCG), Rotavirus… Riêng đối với vắc-xin cúm thì nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ được 6 tháng tuổi (tính theo tuổi sinh) hoặc có thể tiêm sớm trước mùa cúm vì trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn trẻ sinh đủ tháng.
-
Thường xuyên da kề da với trẻ:
Da kề da (còn gọi là phương pháp kangaroo) là phương pháp chăm sóc trẻ được khuyến khích ba mẹ áp dụng trước khi xuất viện; các nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn cho bạn thực hiện đúng cách. Tại nhà, ba mẹ chỉ mặc tã cho trẻ, sau đó đặt trẻ nằm trên ngực và quay đầu của trẻ sang một bên sao cho tai của trẻ áp vào tim bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp kangaroo có thể tăng cường mối liên kết giữa ba mẹ và trẻ, thúc đẩy quá trình cho bú và cải thiện sức khỏe của trẻ sinh non.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, ba mẹ hãy liên hệ Hotline (028) 3910 9999 hoặc INBOX Fanpage
https://m.me/aih.com.vn để được tư vấn.
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: Khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh