Khoa Nhi
Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Bác sĩ đã từng đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang là Trưởng khoa Nhi Bệnh viện AIH.
Khoa Nhi
Với kinh nghiệm 12 năm trong lĩnh vực Nhi Khoa, Thạc sĩ Bác sĩ Huỳnh Hoàng Anh từng chữa trị thành công nhiều ca bệnh khó cho bệnh nhi như vết thương thấu ngực, nguy cơ mất máu máu cao, mổ khẩn,… cùng phối hợp với ekip các bác sĩ cấp cứu, bác sĩ hồi sức, bác sĩ gây mê,… Thạc sĩ Bác sĩ Huỳnh Hoàng Anh được đánh giá là một bác sĩ tận tâm và thấu hiểu bệnh nhân. Thạc sĩ Bác sĩ Huỳnh Hoàng Anh hiện đang công tác tại Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
Tìm hiểu thêmKhoa Nhi
Là một nữ Bác sĩ của khoa Nhi với lòng yêu nghề và yêu trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Thanh Liêm đã gặt hái cho mình lượng kiến thức chuyên môn đáng kể lẫn kinh nghiệm làm việc quý báu trong gần 12 năm qua.
Tìm hiểu thêmKhoa Nhi
14/03/2022
Với hầu hết những ai làm mẹ, ngày đầu biết tin có một mầm sống bé nhỏ đang lớn dần trong bụng, niềm hạnh phúc của mẹ đan xen những bối rối về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.
08/04/2022
Về cơ bản, từ 9 đến 12 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu bi bô tập nói. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ chậm nói hiện nay ngày càng gia tăng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đa số bố mẹ cho biết bản thân gặp khó khăn trong việc đánh giá mức độ chậm nói của trẻ. Liệu con mình chậm nói đơn thuần hay do vấn đề bệnh lý khác? Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu thêm về tình trạng này và tìm câu trả lời cho vấn đề phải làm gì khi trẻ chậm nói bố mẹ nhé!
11/04/2022
Sức khoẻ của con luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ bố mẹ nào. Việc chủ động bảo vệ con bằng cách theo dõi sức khoẻ định kỳ với các bác sĩ Nhi chuyên khoa là cực kỳ cần thiết giúp bố mẹ:
27/04/2022
Sau khi cắt dây rốn, một gốc rốn nhỏ vẫn còn trên bụng của bé. Thông thường, gốc rốn sẽ tự rụng và lành lại mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gốc rốn sẽ không lành mà hình thành mô sẹo, tạo thành u hạt rốn ở trẻ. Không giống như phần còn lại của da, u hạt sẽ hơi bóng và được bao phủ bởi chất dịch màu vàng hoặc trong suốt. Ước tính cứ 500 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị u hạt rốn.