Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ EM, CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

► Dính thắng lưỡi là gì?​

Dính thắng lưỡi là tật bẩm sinh nhẹ do thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn, quá dày hoặc dính quá chặt, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi.

► Dính thắng lưỡi gây khó khăn gì cho mẹ và trẻ?​

- Đối với trẻ:​
 
  • Để bú mẹ thành công, trẻ cần ngậm cả mô vú và núm vú, đồng thời lưỡi của trẻ cần bao phủ nướu dưới để bảo vệ núm vú khỏi bị tổn thương.​
  • Một số trẻ bị dính thắng lưỡi không thể mở miệng đủ rộng để ngậm bắt vú đúng cách.​

- Nếu mẹ đang cho con bú và trẻ bị dính thắng lưỡi, trẻ có thể:​
 
  • Gặp khó khăn trong việc ngậm vú hoặc không ngậm được khi bú no​
  • Thời gian bú dài, nghỉ một lúc rồi lại bú tiếp​
  • Trẻ dường như lúc nào cũng đói​
  • Trẻ không tăng cân nhanh​
  • Trẻ phát ra âm thanh "tách tắc" khi trẻ bú – đây cũng có thể là dấu hiệu mẹ cần hỗ trợ trong việc định vị và ngậm bắt vú của trẻ​

► Các dấu hiệu khác có thể cho thấy trẻ bị dính thắng lưỡi bao gồm:​
 
  • Khó nhấc lưỡi lên hoặc di chuyển nó từ bên này sang bên kia​
  • Khó thè lưỡi ra​
  • Lưỡi của trẻ trông giống hình trái tim khi trẻ thè ra​

► Đối với mẹ:​

Dính thắng lưỡi đôi khi cũng có thể gây ra vấn đề cho bà mẹ đang cho con bú. Các vấn đề có thể bao gồm:​
 
  • Núm vú bị đau hoặc nứt​
  • Nguồn sữa ít​
  • Viêm vú, có thể tái diễn​

► Làm sao để phát hiện dính thắng lưỡi?​

Dính thắng lưỡi đôi khi được chẩn đoán khi khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện ra. Nó có thể không rõ ràng cho đến khi em bé của bạn gặp vấn đề khi bú. Vì vậy ba mẹ cần gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi – Sơ sinh nếu bạn lo lắng về việc cho con bú và nghĩ rằng trẻ có thể bị dính thắng lưỡi.​

► Khi nào cần điều trị dính thắng lưỡi?​

Không phải lúc nào cũng cần điều trị nếu con bạn bị dính thắng lưỡi nhưng có thể bú, ăn bình thường.​

Nếu việc ăn uống của trẻ bị ảnh hưởng thì việc cắt thắng lưỡi có thể được xem xét. Tuy nhiên, cần cho trẻ đi khám với Bác sĩ Nhi để tìm các nguyên nhân ảnh hưởng việc ăn uống của trẻ trước khi kết luận cho thắng lưỡi gây ra.​

► Cắt thắng lưỡi là gì?​

Là một thủ thuật đơn giản cắt và giải phóng dây thắng lưỡi, có hay không có tê tại chỗ.​

► Quá trình thực hiện​
 
  • Thủ thuật được thực hiện qua quan sát trực tiếp để tránh gây tổn thương các cấu trúc xung quanh.​
  • Trẻ sẽ được giữ nằm yên và giữ đầu bởi người phụ.​
  • Sau khi cắt dây thắng lưỡi trẻ sẽ được chèn gạc tại chỗ để cầm máu trong vài phút.​
  • Trẻ có thể bú ngay sau thủ thuật.​

► Các vấn đề có thể gặp sau cắt thắng lưỡi​:
 
  • Chảy máu, nhiễm trùng, loét, đau, tổn thương lưỡi và các ống tuyến dưới lưỡi, và tái phát.​
  • Khó chịu trong thời gian ngắn.​

► Dính thắng lưỡi ở trẻ lớn và người lớn​

Dính thắng lưỡi không được điều trị có thể không gây ra vấn đề gì khi trẻ lớn hơn và bất kỳ tình trạng dính thắng lưỡi nào cũng có thể tự khỏi khi miệng phát triển.​

Tuy nhiên, việc dính thắng lưỡi đôi khi có thể gây ra các vấn đề như khó phát âm một số âm gió và khó ăn một số loại thực phẩm.​

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc con bạn đang gặp vấn đề do tư thế lưỡi gây ra.​

Việc cắt dính thắng lưỡi có thể được thực hiện ở trẻ lớn hơn và người lớn và thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân.​

Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.