Bất kỳ mẹ bầu nào cũng đều mong muốn một thai kỳ khỏe mạnh, chờ đến ngày “thiên thần nhỏ” bình an chào đời. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch suy giảm khiến nhiều mẹ bầu dễ mắc phải một số vấn đề sức khỏe.
Cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu các bệnh thường gặp khi mang thai và cách phòng tránh để mẹ và bé luôn khoẻ mạnh trong suốt hành trình thiêng liêng này.
1. Táo bón: Cứ 10 phụ nữ mang thai thì sẽ có khoảng 4 mẹ bầu bị táo bón, nguyên nhân bởi thai phụ ít vận động, đồng thời sự phát triển của thai nhi tạo áp lực lên vùng xương chậu, khiến mẹ đi tiêu khó hơn. Bên cạnh đó, nồng độ hormone progesterone trong máu tăng làm giảm nhu động ruột.
→ Lời khuyên cho mẹ:
-
Mẹ cần uống nước nhiều hơn, mỗi ngày 2-3 lít .
-
Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh trong thực đơn ăn uống.
-
Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập một số bài tập yoga được thiết kế riêng trong thời gian có thai.
-
Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn không có lợi đường ruột, thông qua việc tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già.
2. Viêm nhiễm âm đạo: Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone gây biến đổi độ pH ở đường sinh dục của mẹ bầu, khiến mẹ gặp các vấn đề phụ khoa.
→ Lời khuyên cho mẹ: Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng của viêm âm đạo khi mang thai chính là phòng ngừa nhiễm nấm:
-
Luôn giữ vệ sinh toàn thân.
-
Giữ đồ lót rộng rãi, khô thoáng. Đồ lót, quần áo ẩm là môi trường tốt cho nấm men phát triển.
-
Tránh dùng các dung dịch vệ sinh nặng mùi và có tính tẩy rửa mạnh.
-
Hạn chế lượng đường, vì đường thúc đẩy sự phát triển của nấm men.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân là do thay đổi hormone thai kỳ và sự chèn ép của tử cung khi mang thai lên bàng quang. Dấu hiệu bệnh lý biểu hiện rất rõ ràng, mẹ bầu sẽ cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên, có máu và mủ trong nước tiểu.
→ Lời khuyên cho mẹ:
-
Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và tăng tần suất đi tiểu thường xuyên hơn, không nhịn tiểu, từ đó cho phép vi khuẩn được đẩy ra từ đường tiết niệu của mẹ trước khi nhiễm trùng có thể xảy ra.
-
Sau khi đi vệ sinh, dùng khăn sạch để lau từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn ở vùng hậu môn lây lan sang âm đạo và niệu đạo.
-
Tránh sử dụng thuốc xịt khử mùi hoặc dung dịch vệ sinh có thể gây kích ứng niệu đạo.
4. Tiêu chảy: Hệ tiêu hóa của mẹ bầu thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống không thận trọng, rất dễ gây tiêu chảy. Tiêu chảy khi mang thai nếu bị nhẹ có thể tự khỏi, chỉ cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy nặng, kéo dài thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
→ Lời khuyên cho mẹ:
-
Ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
-
Chú ý khi chế biến kỹ những loại hải sản: cá, tôm, ốc.
-
Không dùng các thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.
5. Tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp với nhiều thai phụ. Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh con to, tiền sản giật, trẻ bị hạ đường huyết sau sinh.
→ Lời khuyên cho mẹ:
-
Giữ thói quen vận động: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ.
-
Ăn các thực phẩm lành mạnh như thực phẩm nhiều chất xơ, ít chất béo và calo, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
-
Khi đã được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, cần tuân thủ các hướng dẫn dinh dưỡng tiết chế để đảm bảo hiệu quả kiểm soát đường huyết.
6. Cao huyết áp: Cao huyết áp thai kỳ là một bệnh lý phổ biến ở thai phụ trong quá trình mang thai. Cao huyết áp gây ảnh hưởng đến việc phát triển của thai nhi, tiền sản giật, sinh non.
→ Lời khuyên cho mẹ:
-
Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày.
-
Không uống rượu bia trong thời gian mang thai.
-
Giảm lượng muối dư thừa vì muối có thể dẫn đến khả năng tăng huyết áp.
-
Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tránh bị căng thẳng và lo lắng khi mang thai.
-
Khám thai định kỳ đều đặn để được bác sĩ tầm soát tốt các vấn đề liên quan tăng huyết áp thai kỳ
Trọn vẹn một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh là điều mà tất cả các mẹ bầu mong muốn. Chính vì thế, AIH khuyến cáo các mẹ không tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ vì sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi. Khi có dấu hiệu mắc các bệnh lý trên, để đảm bảo an toàn mẹ nên đi khám và tư vấn với bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.
AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và gia đình có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi sau sinh.
Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.