Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

GIẢI ĐÁP 9 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA MẸ BẦU VỀ SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

1. Có an toàn không nếu tôi làm các thủ thuật nha khoa? 

Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Hoa Kỳ đồng ý rằng các thủ thuật nha khoa như trám răng và bọc răng trong thời kì mang thai vẫn an toàn và rất cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng tiềm ẩn. Bạn sẽ có thể cảm thấy hơi không thoải mái khi ngồi làm răng vào những tuần giữa hoặc gần cuối thai kỳ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sắp xếp lịch khám nha khoa trong tam cá nguyệt thứ hai, nếu có thể. Ngoài ra, một số thủ thuật thẩm mỹ nha khoa như làm trắng nên được thực hiện sau khi sinh. Nếu bạn buộc phải làm răng khẩn cấp, hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bạn và con.

2. Tôi có cần phải thay đổi thói quen hằng ngày của mình hay không ?

Nếu như bạn tuân thủ đúng việc đánh răng 2 lần/ 1 ngày với kem đánh răng có chứa chất Flo-rua và làm sạch kẻ răng 1 lần 1 ngày với chỉ nha khoa, hãy tiếp tục duy trì thói quen này. Nếu không, đây là thời điểm bạn nên bắt đầu xây dựng lại thói quen chăm sóc răng miệng vì những thói quen xấu khi mang thai có thể dẫn đến sinh non, ức chế sự phát triển của thai nhi, bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ về thói quen của bạn để xác định bạn nên thực hiện bất kỳ thay đổi nào. 

3. Tại sao nướu của tôi lại chảy máu ? 

Có đến một nửa số phụ nữ bị viêm nướu khi mang thai, một dạng bệnh nhẹ về nướu phổ biến nhất giữa tháng thứ hai và thứ tám của thai kỳ. Bệnh thường tự khỏi sau khi sinh con. Hormones làm cho nướu của bạn dễ bị kích thích hơn bởi các mảng bám và có thể khiến nướu bị đỏ, đau và chảy máu. Hãy đánh răng hai lần một ngày trong hai phút, làm sạch kẻ răng mỗi ngày một lần và trao đổi với nha sĩ về các bước cần thiết để giữ cho nướu được khỏe mạnh.

4. Mỗi lần sinh con sẽ bị rụng một cái răng phải không ?

Sự thật là không. Đây chỉ là một câu chuyện của ông bà ngày xưa kể lại. Bị rụng răng khi mang thai không phải là chuyện bình thường và nếu vấn đề này xảy ra, rất có thể bạn đang có vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy như răng của bạn hơi lung lay nhẹ. Hãy hỏi ý kiến nha sĩ nếu bạn cảm thấy quá lo lắng.

5. Tôi rất đau khổ khi cứ bị ốm nghén. Tôi phải làm gì đây?

Thật không may, ốm nghén có thể đến bất cứ thời điểm nào trong ngày. Dịch nôn có chứa axit dạ dày có thể làm mòn răng của bạn, vì vậy đánh răng sau khi súc miệng có thể giúp ngăn chặn những axit đó. Thay vì đánh răng ngay sau khi nôn, đầu tiên hãy súc miệng sạch trước. Bạn có thể sử dụng nước, nước súc miệng pha loãng hoặc hỗn hợp gồm 1 cốc nước và 1 muỗng cà phê baking soda. Hãy đánh răng sau khi súc miệng khoảng 30 phút.

6. Có an toàn không khi tôi đi gặp nha sĩ khi đang mang thai ?

Điều này hoàn toàn tốt! Trên thực tế, nha sĩ của bạn có thể chỉ định bạn làm sạch răng trong tam cá nguyệt thứ hai và ba tháng đầu để giúp kiểm soát viêm nướu. Nếu bạn đã đến nha sĩ hơn 6 tháng trước hoặc nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong miệng, hãy lên lịch hẹn ngay. Lưu ý thông báo cho nha khoa biết tình trạng răng miệng của bạn như thế nào rồi và cập nhật cho nha sĩ của bạn về bất kỳ thay đổi nào trong số các loại thuốc bạn đang uống hoặc nếu bạn nhận được bất kỳ lời khuyên đặc biệt nào từ bác sĩ của bạn.

7. Đánh răng khiến tôi nôn ọe. Phải làm sao đây?

Trong thời gian mang thai, bất cứ điều gì (và có thể là tất cả mọi thứ) cũng có thể khiến bạn muốn buồn nôn, hãy từ từ tìm ra phương pháp nào phù hợp với bạn. Thay đổi hương vị kem đánh răng của bạn, sử dụng bàn chải có đầu nhỏ hơn hoặc đánh răng vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu bạn cần phải nhổ và súc miệng trước rồi mới đánh răng, hãy thử thực hiện điều đó. Quan trọng nhất là duy trì thói quen tốt vì bạn có thể có nguy cơ bị sâu răng, do axit trên răng gây ra do ốm nghén, chế độ ăn uống của bạn sẽ thay đổi và dẫn đến cảm thấy rất mệt mỏi khi đánh răng. 

8. Những thứ tôi ăn có ảnh hưởng đến răng con tôi không?

Răng con của bạn bắt đầu phát triển từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu của thai kỳ, và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp răng hình thành tốt. Hãy nạp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể - bao gồm vitamin A, C và D, protein, canxi và phốt pho. Để giảm nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh, bạn cần 600 mcg axit folic mỗi ngày khi mang thai. Uống bổ sung axit folic và ăn thực phẩm giàu folate. Khi bạn đang trong quá trình bổ sung axit folic, hãy uống nhiều nước với fluoride để giữ cho răng của bạn chắc khỏe.

9. Chụp x-quang khi đang mang thai có an toàn không?

Có, chụp X-quang nha khoa hoàn toàn an toàn trong thai kỳ. Nha sĩ hoặc trợ thủ nha khoa sẽ cho bạn mặc áo bảo vệ, giúp giảm thiểu tiếp xúc với bụng, bạn cũng sẽ có thể che cổ họng của bạn bằng một đai bảo vệ tuyến giáp để bảo vệ tuyến giáp khỏi bức xạ.