Sau khi bé yêu chào đời khỏe mạnh, cơ thể của người mẹ sẽ phải trải qua nhiều sự thay đổi lớn. Hiểu về điều này, mẹ sẽ có thêm sự chuẩn bị về mặt sức khỏe và tâm lý để quá trình phục hồi sau sinh diễn ra thuận lợi.
Vết khâu
Nếu mẹ được cắt và khâu tầng sinh môn, mẹ nên chú ý vệ sinh cẩn thận vết khâu nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Giữ vết khâu luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách rửa với nước sạch, sau đó nhẹ nhàng thấm khô bằng khăn mềm, thay băng vệ sinh thường xuyên.
Thuốc giảm đau cũng là một giải pháp để giúp mẹ vượt qua cơn đau. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện.
Theo thời gian, khi vết thương lành, tùy theo chỉ may, nếu chỉ tan sẽ tự tan, nếu chỉ không tan sẽ được cắt theo y lệnh của bác sĩ. Trong trường hợp vết may sưng đỏ, mẹ cảm thấy bị đau nhiều hơn, tái khám lại để được hướng dẫn cụ thể.
Đi vệ sinh
Lúc đầu, việc đi vệ sinh có thể thật sự khó vì đau. Hãy uống nhiều nước để làm nước tiểu loãng ra. Đừng ngần ngại nhờ gặp nữ hộ sinh nếu mẹ:
-
Không thể tiểu hoặc cảm thấy khó khăn khi đi tiểu.
-
Cảm thấy đau rát hoặc sản dịch hôi.
Có thể mẹ sẽ không thể đi đại tiện được trong vào ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng đừng để mình bị táo bón.
Đa dạng hóa thức ăn, ăn nhiều chất xơ và uống thật nhiều nước vì táo bón lâu ngày có thể gây chứng bệnh trĩ.
Nếu tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, hãy sử sụng thuốc nhuận tràng dưới sự chỉ định của Bác sĩ để hỗ trợ. Trong trường hợp mẹ đi tiêu không tự chủ, cần phải được thăm khám lại.
Bệnh trĩ
Thường gặp với các mẹ sinh con qua ngả âm đạo và có thể biến mất trong vài ngày.
Ăn nhiều chất xơ và uống thật nhiều nước sẽ giúp mẹ đi tiêu dễ dàng và ít đau hơn.
Trong trường hợp, mẹ cảm thấy quá khó chịu, hãy gặp bác sĩ để họ có thể kê cho mẹ một số loại thuốc bôi hoặc thuốc đặt để hỗ trợ.
Kiểm soát bàng quang
Sau khi sinh, mẹ có thể bị són tiểu khi cười, ho hoặc di chuyển đột ngột. Các bài tập sàn chậu hoặc các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp mẹ cải thiện vấn đề này.
Ra huyết sau sinh
Sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường sau sinh. Ban đầu, nhất là ngay sau sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều và mẹ sẽ cần phải dùng một miếng băng vệ sinh lớn, có độ thấm hút tốt để thấm hút. Nên thay băng vệ sinh thường xuyên. Rửa tay trước và sau khi thay xong.
Trước kỳ thăm khám hậu sản đầu tiên (6 tuần sau sinh), tuyệt đối không nên sử dụng tampon thay thế băng vệ sinh vì dễ gây nhiễm trùng.
Sản dịch có thể kéo dài vài tuần rồi ngưng, theo đó, lượng máu cũng sẽ giảm dần.
Nếu sản dịch vẫn ra nhiều và đóng thành những cục lớn, mẹ hãy đi thăm khám ngay.
Ngực
Hai ngày đầu ngực của mẹ sẽ tiết ra một ít sữa non màu vàng đục để cho bé bú. Những ngày sau đó, mẹ sẽ cảm thấy căng tức bầu ngực khi sữa bắt đầu về.
Nên sử dụng áo ngực cho bé bú để bảo vệ bầu ngực. Hãy đi khám nếu sản phụ cảm thấy quá đau ngực khi cho con bú.
Bụng
Sau khi sinh em bé, vòng bụng của mẹ có thể vẫn còn rất to, điều này một phần là do cơ bụng của mẹ đã bị dãn ra.
Mẹ nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để nhanh chóng lấy lại vóc dáng ban đầu.
👉 Hãy đi thăm khám ngay khi mẹ có những triệu chứng sau:
-
Đau, sưng phồng hoặc tấy đỏ ở cơ bắp chân
-
Đau tức ngực, khó thở
-
Ra huyết nhiều, tụt huyết áp, mặt tím tái, tim đập nhanh
-
Sốt, đau tức bụng
-
Đau đầu, choáng váng, nôn ói
-------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH:
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.