Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

BẤT THƯỜNG PHẦN PHỤ CỦA THAI NHI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Phần phụ của thai nhi bao gồm dây rốn, bánh nhau và nước ối bên trong bào thai. Tuy chỉ là phần phụ nhưng các thành phần này đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ. Vì vậy, việc hiểu đúng và đủ về các bất thường của các thành phần này rất quan trọng trong việc phòng tránh và giảm thiểu những cũng nguy hại cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu một số vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra ở phần phụ của thai nhi nhé!

NHAU TIỀN ĐẠO – TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM CẦN LƯU Ý ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA MẸ BẦU VÀ THAI NHI

Bánh nhau (còn gọi là nhau thai) là một cơ quan đặc biệt, được tạo ra trong cơ thể khi mẹ mang thai và sẽ tự bong trong quá trình sinh con. Bánh nhau có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho bé phát triển, đồng thời giúp loại trừ chất thải trong máu thai nhi. Thông thường, nhau thai không ở gần cổ tử cung. Nếu nhau thai che kín cổ tử cung ở người đang mang thai, tình trạng này được gọi nhau tiền đạo.

  • Triệu chứng của nhau tiền đạo
Hầu hết mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau tiền đạo đều có triệu chứng chảy máu từ âm đạo. Ở một số người, còn xuất hiện các cơn co thắt tử cung và bụng có thể cảm thấy căng cứng trong các cơn co thắt. Tuy nhiên, một số trường hợp lại không có bất kỳ triệu chứng nào của nhau tiền đạo.

  • Những nguy hiểm do nhau tiền đạo gây ra
Nhau tiền đạo gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Bên cạnh tình trạng chảy máu nhiều và sốc do mất máu, mẹ còn gặp phải những rủi ro liên quan đến sinh non và nguy cơ phải cắt bỏ tử cung để cầm máu. Mặt khác, tình trạng này còn khiến bé bị mất máu, thiếu oxy, gây tổn thương não và thậm chí tử vong do non tháng.

  • Điều trị nhau tiền đạo như thế nào?
Nếu nhau tiền đạo bị chảy máu, mẹ cần đi khám để được bác sĩ đánh giá mức độ mất máu. Nếu lượng máu chảy nhiều, khó kiểm soát, bác sĩ có thể cho mẹ truyền máu và thực hiện sinh mổ cho mẹ dù bé phải sinh non.
Nhau tiền đạo rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể tầm soát được thông qua siêu âm. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy chú ý siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện chính xác những bất thường về vị trí bánh nhau và có biện pháp can thiệp kịp thời nhé.
 
VỠ ỐI SỚM – BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG

Mặc dù chỉ là thành phần phụ nhưng nước ối lại có vai trò quan trọng trong thai kỳ. Nó không chỉ bảo vệ thay nhi, dây rốn, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp mà còn giúp phổi và hệ tiêu hoá của bé phát triển . 
Vỡ ối sớm là tình trạng túi ối bao quanh em bé bị vỡ trước quá trình chuyển dạ khiến mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và tăng nguy cơ sinh non cho bé.

  • Nguyên nhân gây vỡ ối sớm:
Tình trạng vỡ ối sớm thường do những nguyên nhân sau:
- Nhiễm trùng đường âm đạo
- Từng sinh non trong lần mang thai trước
- Ra huyết âm đạo kèm nhau tiền đạo
- Hút thuốc lá trong thời gian mang thai

  • Dấu hiệu của vỡ ối:
Mẹ có thể cảm thấy âm đạo chảy dịch bất thường và có cảm giác ẩm ướt ở đồ lót. Chất dịch thường trong hoặc có màu trắng đục, đôi khi trông giống nước tiểu.

  • Việc mẹ vỡ ối sớm liệu có ảnh hưởng đến em bé?
Mẹ vỡ ối sớm sẽ ảnh hưởng đến tình trạng phát triển của phổi và nhiễm trùng khi bé sinh non. Em bé sinh ra càng non tháng  càng có nhiều nguy cơ về vấn đề sức khỏe.

NHAU BONG NON - TAI BIẾN SẢN KHOA NGUY HIỂM

Mẹ có biết: Nhau bong non là nguyên nhân gây tử vong đến 15% trường hợp thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Nhau bong non là tình trạng bánh nhau bong khỏi cơ tử cung trước khi thai nhi được sinh ra. Những nguy cơ dẫn tới tình trạng này có thể bao gồm khói thuốc lá, cocaine, các tình huống bị ngã hoặc bị đánh vào bụng.

Nhau bong non có thể để lại những biến chứng hết sức nghiêm trọng cho mẹ và bé như Sẩy thai; Sốc mất máu; Rối loạn đông máu; Vô niệu; Suy gan thận cấp; thậm chí là Tử vong; Thai chết lưu; Sinh non.

Nếu gặp các triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau bụng, đau lưng, co thắt tử cung, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, đảm bảo thai nhi được sinh ra khỏe mạnh nhé!