Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

MẸ BẦU TĂNG CÂN NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ TRONG SUỐT THAI KỲ?

► Khi mang thai, nhiều mẹ bầu vẫn có suy nghĩ “ăn cho hai người”, dẫn đến tăng cân mất kiểm soát hoặc có thể xảy ra tình trạng “mẹ thừa cân - con thiếu ký” sau khi sinh. Tuy việc tăng cân trong thai kỳ là điều hết sức tự nhiên nhưng mẹ vẫn cần chú trọng kiểm soát cân nặng hợp lí. Vậy tăng cân khi mang thai như thế nào là đúng?
 
► Mặc dù mẹ bầu cần bổ sung thêm một lượng calo cao hơn so với bình thường nhưng không cần thiết phải “ăn cho hai người”. Theo đó, trung bình mỗi mẹ bầu sẽ cần thêm 250 kcal/ngày trong 3 tháng giữa thai kì và 450 kcal/ngày trong 3 tháng cuối thai kì. Vì thế, mẹ cần tăng trung bình khoảng từ 11,5 đến 16 kg khi mang thai. Hầu hết phụ nữ sẽ tăng 1-2 kg trong 3 tháng đầu và sau đó sẽ tăng mỗi 0,5 kg/tuần trong khoảng thời gian còn lại của thai kì. Ngoài ra, cân nặng tăng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ:
 
• Phụ nữ thừa cân cần tăng khoảng 7 – 11.5 kg hoặc ít hơn, tùy thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai.
• Phụ nữ thiếu cân sẽ cần tăng thêm 12,5 – 18 kg. ​
• Ngoài ra mẹ nên tăng cân nhiều hơn nếu mang song thai, đa thai,… (trung bình một phụ nữ sinh đôi cần tăng thêm 16,5 – 24,5 kg).
 
► Phần lớn cân nặng tăng lên khi mang thai không phải do cơ thể tích tụ mỡ mà do sự phát triển của bào thai trong tử cung, ví dụ như trong 11.5 kg mẹ tăng trong suốt thai kỳ sẽ bao gồm :​
• Em bé: 3,2 kg.
• Nhau thai: 0,5 kg
• Nước ối: 0,9 kg
• Tử cung: 0,9 kg
• Tuyến vú: 0,5 kg
• Thế tích máu: 1,4 kg
• Mô và dịch cơ thể: 1,8 kg
• Mỡ cơ thể: 2,3 kg
 
► Việc tăng cân trong thai kỳ là hoàn toàn bình thường, vì vậy các mẹ không nên ăn kiêng hoặc cố gắng giảm cân khi mang thai mà nên duy trì mức tăng trong khoảng hợp lý bằng các cách sau:
• Ăn từ 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày và không nên bỏ bữa.
• Mang theo các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua, trái cây tươi như táo hoặc chuối, tránh một số loại trái cây có chỉ số đường huyết cao (VD: dưa hấu, vải, nhãn, trái cây đóng hộp,…).
• Uống đủ nước mỗi ngày.
• Sử dụng sữa không đường ít béo thay vì sữa nguyên kem có đường.
• Ăn rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm từ sữa ít béo. Không nên dùng các thức ăn chế biến sẵn, khoai tây chiên đóng gói, và các món tráng miệng có nhiều đường.
• Tập thể dục thường xuyên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số môn thể thao phù hợp với mẹ bầu như bơi lội, yoga hoặc đi bộ.
 
Việc ăn uống cân bằng – lành mạnh – đa dạng kết hợp với vận động thể chất phù hợp sẽ mang đến thai kì khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng hợp lý và hạn chế các biến chứng sau sinh cho cả mẹ và bé.
 
️Thói quen ăn uống, sở thích và cuộc sống của mỗi người là khác nhau vì vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống cần được cá nhân hóa cho từng người chứ không có một thực đơn hoặc chế độ ăn uống nào áp dụng được cho tất cả mọi người.
 
Tại khoa dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các chuyên gia dinh dưỡng sẽ phân tích chế độ ăn và sinh hoạt hiện tại của bạn để đưa ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hợp lý cho từng người, từ đó giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
 
-------------------- ​
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH): ​
☎ Hotline: (028) 3910 9999 ​
🌏 Website: www.aih.com.vn ​
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh