Khi chức năng gan hoạt động không ổn định, các tế bào gan bị tổn thương hoặc bị viêm sẽ giải phóng một lượng lớn enzyme (men gan) vào máu. Tình trạng này gọi là tăng men gan.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng men gan
Trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân tăng men gan chủ yếu bắt nguồn từ bệnh gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu, khoảng 25 – 51% người có nồng độ men gan cao gặp phải vấn đề sức khỏe này.
Một số tình trạng sức khỏe phổ biến khác cũng có khả năng góp phần gây ra triệu chứng tăng men gan trong máu bao gồm: hội chứng chuyển hóa, viêm gan, các vấn đề phát sinh do sử dụng thức uống chứa cồn (bia, rượu…) hoặc ma túy, xơ gan.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây tăng men gan nhưng ít phổ biến hơn bao gồm: viêm gan tự miễn, bệnh Celiac, nhiễm virus Epstein-Barr, ung thư gan, thừa sắt, bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng máu, bệnh Wilson, viêm đa cơ.
Mặt khác, nồng độ men gan cao cũng có thể do tác dụng phụ từ một số loại thuốc như thuốc giảm đau hay thuốc statin.
Triệu chứng của những nguyên nhân phổ biến gây tăng men gan
-
Bệnh gan nhiễm mỡ: mệt mỏi, suy nhược, đau bụng bên phải…
-
Hội chứng chuyển hóa: chỉ số cholesterol, huyết áp và đường huyết cao bất thường; thừa cân, béo phì…
-
Viêm gan: mệt mỏi, đau nhức cơ bắp và khớp, buồn nôn, mất khẩu vị, đau bụng, sốt, nước tiểu đậm màu, ngứa da, màu da và tròng trắng mắt có xu hướng chuyển vàng…
-
Xơ gan: mệt mỏi, ngứa da…
Phương pháp điều trị triệu chứng tăng men gan
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân khiến men gan tăng cao để đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất, chẳng hạn như:
Giảm cân là ưu tiên hàng đầu. Bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện việc thay đổi lối sống để giảm cân như: tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo tiêu thụ, hạn chế hoặc tránh xa thức uống chứa cồn…
Một số biện pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm: giảm cân, rèn luyện thể chất, áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hạn chế căng thẳng (bằng cách thiền, tập yoga, viết nhật ký…).
Phương pháp điều trị viêm gan sẽ phụ thuộc vào thuộc tính của bệnh là cấp tính hay mãn tính. Bác sĩ có thể đề xuất một số giải pháp điều trị dành cho viêm gan cấp tính như: nghỉ ngơi tại giường, bổ sung nhiều nước cho cơ thể, tránh xa thức uống chứa cồn…
Bên cạnh đó, một phác đồ điều trị cho trường hợp viêm gan mãn tính có thể bao gồm cả thuốc kháng virus.
-
Các rối loạn xảy ra do lạm dụng rượu hoặc sử dụng ma túy
Trong trường hợp này, các lựa chọn điều trị thường bao gồm: liệu pháp hành vi, thuốc kê toa…
Xơ gan là sự hình thành mô sẹo vĩnh viễn. thế nên không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị được. Ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng cũng như tần suất tiêu thụ thức uống chứa cồn là những cách giảm thiểu rủi ro tổn thương gan hiệu quả.
Khoa Tiêu hóa – Gan mật là một trong 5 chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), cung cấp đầy đủ các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Đội ngũ bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại AIH sẽ giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.