Xơ hóa sau phúc mạc vô căn là một bệnh lý hiếm gặp với tỉ lệ rất thấp nhưng hiện có xu hướng ngày càng tăng. Nếu năm 2014 ghi nhận tần suất mắc 1/200.000-500.000 dân mỗi năm thì đến năm 2016 theo báo cáo hiệp hội niệu khoa Mỹ tỷ lệ mắc phải 0.1-1.3/ 100.000 người mỗi năm, tần suất lưu hành 1.4/100.000 dân. Theo báo cáo của Hà Lan tỷ lệ mắc 1.3/100.000 dân mỗi năm. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn ở những người từ 55 đến 65 tuổi. Tỷ lệ nam: nữ là 2:1- 3:1.
Xơ hóa sau phúc mạc thường đi kèm viêm quanh động mạch chủ bụng, các tĩnh mạch chậu và xơ hóa này bao quanh, chèn ép mạch máu, niệu quản gây thận ứ nước và tổn thương thận.
Khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình mắc phải căn bệnh hiếm gặp, không ít người sẽ có tâm lý hoang mang lo lắng với tình trạng bệnh và khả năng điều trị. Tuy nhiên, không phải căn bệnh hiếm gặp nào cũng là bệnh hiểm nghèo, xơ hoá sau phúc mạc vô căn là một bệnh lý như vậy, bệnh chỉ cần được phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác để có kế hoạch điều trị kịp thời và hiệu quả. Ngược lại, bệnh tiến triển sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối và tổn thương thận này không thể hồi phục, phải ghép thận.
Mới đây, một ca bệnh xơ hóa sau phúc mạc vô căn đã được phát hiện và điều trị kịp thời tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). Bệnh nhân T.N (Nữ, 65 tuổi) đến thăm khám tại chuyên khoa tiêu hóa, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, táo bón, đau lưng từ vài tháng trước. Bệnh nhân đồng thời đang điều trị cao huyết áp và vừa mới phát hiện tiểu đường type 2.
Kết quả siêu âm:
Ngay sau đó, bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ chuyên khoa Thận Niệu AIH chỉ định chụp CT, MRI vùng bụng và vùng chậu.
Kết quả chụp CT:
- Khối u sau phúc mạc đồng nhất, kém tăng sinh mạch máu, bờ đều, bao quanh động mạch chủ bụng từ L3 đến chổ chia đôi động mạch chậu, lan đến cuống động-tĩnh mạch chậu trong và ngoài hai bên, chèn ép niệu quản ở đoạn thắt lưng L5 và tĩnh mạch chậu trong ( bên phải > bên trái ) - gây ứ nước thận - niệu quản, độ 3 thận phải, độ 2 thận trái và dãn các tĩnh mạch tiểu chậu.
- Một khối nhỏ và dài dọc theo bờ sau tụy, bao quanh tĩnh mạch lách cũng được ghi nhận.
- Không bài tiết thận phải và chậm bài tiết thận trái.
- Giả thuyết khối u này có thể là
u xơ hóa sau phúc mạc vô căn hoặc u hạch lymphoma sau phúc mạc.
Kết quả chụp MRI:
- Khối u đồng nhất và kém tăng sinh mạch máu sau phúc mạc bao quanh động mạch chủ bụng và động mạch chậu trong và ngoài hai bên, ưu thế về bên phải, chèn ép mạch máu và niệu quản, gây ứ nước hai thận độ 3 và dãn tĩnh mạch tiểu chậu.
- Khối u có tín hiệu thấp trên chuỗi xung DWI, gợi ý nhiều đến
xơ hóa lan tỏa lành tính sau phúc mạc (phân biệt với sarcoma xơ độ biệt hóa thấp)
- Giả thuyết u hạch lymphoma ít có khả năng hơn.
- Kích thước khối này d#150x 54x 17mm (Cao x trước sau x ngang).
- Nghi ngờ một khối nhỏ cùng đặc tính ở phía sau tụy d# 34x 3mm (dài x dày).
Bệnh nhân được hội chẩn đa chuyên khoa với chẩn đoán thống nhất của hội đồng y khoa nghi ngờ xơ hóa sau phúc mạc vô căn, chèn ép 2 niệu quản gây suy thận.
Ngày 19/5, bệnh nhân được ekip bác sĩ tại AIH thực hiện thành công thủ thuật
đặt ống thông tiểu 2 bên qua nội soi để giải áp ứ nước hai thận và bắt đầu điều trị liệu pháp Corticoid.
Hiện tại, sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân đã có những tiến triển tốt, hai thận hết ứ nước, thể tích khối u giảm 90%. Có thể nói, với chẩn đoán hình ảnh chính xác bằng các phương pháp siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) đã có hướng chẩn đoán chính xác, hỗ trợ, điều trị hợp lý, kịp thời đối với ca bệnh hiếm này.
Hai thận hết ứ nước
Thể tích khối u giảm đáng kể ~90%
Bệnh xơ hóa sau phúc mạc là gì?
Vùng sau phúc mạc là khoảng cơ thể chứa thận, động mạch chủ bụng, hệ thống tiết niệu và rất nhiều cấu trúc khác. Xơ hóa sau phúc mạc là một rối loạn viêm hiếm gặp khi tình trạng hình thành bất thường của mô dạng sợi (xơ hóa) xảy ra phía sau màng lót khoang bụng (phúc mạc). Sự phát triển mô bất thường này thường lan rộng ảnh hưởng đến các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản khiến các ống này bị tắc nghẽn).
Nguồn gốc tên gọi: Bệnh Ormond - Một bệnh cũ với một tên mới.
Trong một số trường hợp hiếm, xơ hóa sau phúc mạc có thể trở thành ác tính khi tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể đưa máu trở về tim (tĩnh mạch chủ dưới) cũng bị bao bọc bởi mô xơ nhưng hiếm khi gây tắc nghẽn tĩnh mạch.
Nguyên nhân của bệnh xơ hóa sau phúc mạc
Nguyên nhân chính xác của khoảng 2/3 số ca bệnh xơ hóa sau phúc mạc đa phần không thể xác định rõ (vô căn). Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm: