Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

TẠI SAO TRẺ SƠ SINH HAY DỤI MẮT?

Trẻ sơ sinh dụi mắt thường là dấu hiệu trẻ đang mệt mỏi và buồn ngủ. Tuy nhiên, việc bé hay dụi mắt trong thời gian dài sẽ tạo nên một thói quen không tốt cho mắt bé, và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giác mạc của trẻ. 
 
Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng bé hay dụi mắt nhé!
 
Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt là gì?
 
Buồn ngủ
 
Nếu bé dụi mắt và ngáp, dấu hiệu này cho thấy bé đang buồn ngủ và cảm thấy mệt mỏi. Khi bé mệt, mắt của bé cũng sẽ mỏi và sẽ không thể hoạt động linh hoạt nữa. Dụi mắt là cách giúp massage vùng cơ xung quanh, làm giảm mỏi mắt. Điều này sẽ làm giảm bớt căng thẳng ở các vùng cơ quanh mắt và trong mí mắt.
 
Mắt khô
 
Trẻ nhỏ sẽ dụi mắt khi mắt bé bị khô. Thông thường, mắt được bảo vệ bởi lớp màng nước mắt, lớp màng nước này thường bốc hơi khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. Điều này khiến mắt bé bị khô, gây khó chịu và theo bản năng, bé sẽ dụi mắt để xoa dịu, hành động này sẽ kích thích nước mắt, giúp khôi phục độ ẩm.
 
Tò mò
 
Mẹ sẽ thấy khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng vận động, thì sự tò mò của bé cũng tăng theo. Bé sẽ thử chạm vào từng phần của cơ thể để tìm hiểu xem cơ thể sẽ phản ứng như thế nào.
 
Bé ngạc nhiên hoặc thích thú
 
Khi bạn thấy bé không có dấu hiệu mệt mỏi nhưng vẫn dụi mắt thì có thể là khi làm vậy, bé sẽ nhìn thấy những kích thích vị giác đáng kinh ngạc. Trẻ nhỏ đôi khi yêu thích cảm giác nhắm mắt, cọ xát và lặp lại để xem những hình ảnh thị giác đó. Mẹ cũng có khả năng cảm nhận tương tự nếu nhắm hoặc dụi mắt. Đây có thể là lý do khiến bé thích dụi mắt.
 
Có dị vật trong mắt bé
 
Bé có thể dụi mắt khi có vật gì đó kích thích trong mắt, chẳng hạn như hạt bụi nhỏ. Những vật thể lạ này vướng trong mắt sẽ kích thích khiến bé phải dụi mắt liên tục. Trong trường hợp này, việc dụi mắt có thể gây hại vì chúng có thể khiến bé tự làm trầy xước niêm mạc mắt.
 
Nếu Mẹ nhìn thấy bé vừa dụi mắt vừa khóc và mắt trở nên đỏ, nhiều khả năng là bụi đã rơi vào mắt bé. Mẹ hãy nhúng miếng bông gòn vào nước lạnh và chùi từ từ để làm sạch mắt. Nếu bé vẫn thấy khó chịu, hãy đưa bé đến bác sĩ.
 
Làm thế nào để ngăn không cho bé dụi mắt?
 
Để giảm thiểu tổn thương và trầy xước, bạn cần phải ngăn không cho bé dụi mắt.
 
Nếu bé sơ sinh có thói quen dụi mắt, mẹ có thể cho bé mặc áo tay dài hoặc bao tay bé lại vì điều này sẽ ngăn không cho bé dụi mắt hoặc gãi mặt.
 
Nếu mẹ thấy bé định dụi mắt, hãy giữ tay bé lại hoặc phân tán sự chú ý bằng cách đưa cho bé một món đồ chơi, hoặc hát cho bé nghe.
 
Điều quan trọng là bạn đừng hoảng sợ hoặc lo lắng khi bé yêu dụi mắt. Nếu bạn nghi ngờ bất kỳ vấn đề gì, hãy đưa bé đến bác sĩ nhé!