Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

NHẬN DIỆN & XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG THỨC ĂN NGÀY TẾT

NHẬN DIỆN & XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG THỨC ĂN NGÀY TẾT
 
Trong những ngày xuân, bên cạnh những chuyến đi chơi cùng bố mẹ, hẳn là bé yêu sẽ vô cùng thích thú với vô vàn các loại thức ăn, bánh mứt có ở khắp nơi. Thế nhưng, do chưa thể tự chủ và không biết cách chọn thức ăn phù hợp, trẻ sẽ có nguy cơ dị ứng thức ăn và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Những lưu ý sau sẽ giúp bố mẹ nhận diện và xử lý kịp thời tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ, giúp cả nhà có một kỳ nghỉ thật trọn vẹn.
 
Dị ứng thức ăn xảy ra khi nào?
Khi tiếp xúc với thức ăn có tính dị nguyên cao, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng quá mức, tạo ra các kháng thể đối với thực phẩm đó. Các phản ứng này có thể đi từ mức độ nhẹ, đến nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. 
 
Tác nhân gây dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ
Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, 90% các dị ứng của trẻ bắt nguồn từ các tác nhân sau:
  • Sữa
  • Trứng
  • Đậu phộng
  • Đậu nành
  • Lúa mì
  • Các loại hạt (quả óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ cười) 
  • Hải sản có vỏ (tôm, tôm hùm) 
 
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thức ăn ở trẻ
Dị ứng thức ăn có thể ảnh hưởng đến hô hấp, đường ruột, tim và da. Trẻ bị dị ứng thức ăn sẽ xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau, trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn:
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi 
  • Ho 
  • Tiêu chảy 
  • Chóng mặt , choáng váng 
  • Ngứa quanh miệng hoặc tai 
  • Buồn nôn 
  • Nổi mề đay
  • Phát ban đỏ, ngứa 
  • Thở gấp, khó thở 
  • Hắt hơi 
  • Đau bụng 
  • Có vị lạ trong miệng 
  • Sưng môi, lưỡi, mặt 
  • Nôn ói 
  • Khò khè 
 
Trong trường hợp khẩn cấp, trẻ bị dị ứng nghiêm trọng sẽ gây ra sốc phản vệ với các biểu hiện như: 
  • Tức ngực 
  • Ngất xỉu, bất tỉnh 
  • Khó thở, thở khò khè 
  • Sưng môi, lưỡi, họng 
  • Khó nuốt 
  • Mặt và cơ thể xanh xao 
  • Mạch yếu 
 
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Nếu nghi ngờ bé yêu nhà mình bị dị ứng thực phẩm, bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên khoa dị ứng. Lúc này, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra dị ứng và tiến hành điều trị kịp thời cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ sẽ được hướng dẫn: 
  • Xác định những thực phẩm gây dị ứng cần loại ra khỏi chế độ ăn của trẻ. 
  • Sử dụng thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng.