Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM: PHÒNG NGỪA BẰNG CÁCH NÀO?

22/06/2022

0
Viêm phổi là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính ở nhu mô phổi. Các túi chứa khí ở phổi (gọi là các phế nang) lấp đầy bởi mủ và dịch tiết, vì vậy dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình trao đổi khí từ dòng máu đến phổi, gây cho trẻ khó thở. Đây là một bệnh lý thường gặp và khá nguy hiểm ở trẻ nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. ​
 
► TRIỆU CHỨNG VIÊM PHỔI LÀ GÌ?
  • Thở nhanh (đôi khi, đây là dấu hiệu duy nhất ở trẻ)​
  • Thở khò khè​
  • Khó thở, thở gắng sức như: phập phồng cánh mũi, thở co lõm ngực, thở co kéo cơ liên sườn.​
  • Sốt hay kèm ớn lạnh​
  • Ho​
  • Nghẹt mũi ​
  • Nôn ói​
  • Đau ngực​
  • Đau bụng (do trẻ ho nhiều và thở gắng sức)​
  • Mất cảm giác ngon miệng hay ăn uống kém, có thể dẫn đến tình trạng mất nước.​
  • Những trường hợp nặng, trẻ có thể có biểu hiện tím tái môi hay đầu ngón tay.​
 
Nếu viêm thùy dưới của phổi gần vùng bụng, trẻ có thể chỉ có sốt kèm đau bụng, nôn ói nhưng không có biểu hiện khó thở. ​
 
► NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM PHỔI? ​
 
  • Siêu vi: là nguyên nhân thường gặp. Trẻ bị viêm phổi do siêu vi sẽ có biểu hiện triệu chứng từ từ và thường ít khi nặng, khò khè là triệu chứng thường hay gặp.​
  • Vi trùng: trẻ mắc viêm phổi do vi trùng thường có biểu hiện nhanh, đột ngột như sốt cao và thở nhanh.​
  • Nấm: thường trên cơ địa suy giảm miễn dịch như HV hay bất thường hệ miễn dịch bẩm sinh.​
  • Kí sinh trùng: ít gặp hơn.​
 
► CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI BẰNG CÁCH NÀO? ​

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kết hợp hỏi bệnh sử của trẻ để đưa ra chẩn đoán. Thường sẽ đánh giá dựa trên tổng trạng của trẻ, kiểu thở, dấu hiệu sinh tồn và nghe phổi. Trẻ có thể sẽ được làm thêm một vài xét nghiệm như xét nghiệm máu và chụp X-Quang ngực, nhưng đó không phải là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh. ​
 
► ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI RA SAO? ​
 
  • Đối với viêm phổi do siêu vi, KHÔNG cần sử dụng kháng sinh; tuy nhiên, cần phải điều trị bằng kháng sinh khi chẩn đoán viêm phổi do vi trùng. Loại kháng sinh nào được sử dụng sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên tác nhân vi trùng học được nghĩ đến nhiều nhất gây viêm phổi ở con bạn.​
  • Thuốc kháng siêu vi hiện tại chưa có sẵn, nhưng sẽ được dùng trong trường hợp nghĩ đến cúm và tốt nhất nên sử dụng trong giai đoạn sớm của bệnh.​
 
Trẻ có thể cần phải nhập viện điều trị nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở hoặc nếu trẻ có các biểu hiện sau:​
 
  • Khó thở cần phải sử dụng oxy (đánh giá bởi bác sĩ)​
  • Nhiễm trùng huyết kèm theo viêm phổi​
  • Trẻ mắc có bệnh mạn tính gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.​
  • Trẻ nôn ói nhiều không thể uống thuốc được​
  • Viêm phổi không đáp ứng thuốc kháng sinh uống ​
  • Ho gà​
 
Điều trị tại bệnh viện bao gồm kháng sinh tĩnh mạch và các can thiệp hô hấp. Những trường hợp nặng có thể trẻ phải điều trị tại khoa Hồi sức tăng cường (ICU) ​
 
► LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ VIÊM PHỔI? ​
 
  • Nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.​
  • Cho trẻ uống thuốc theo toa đầy đủ và đúng giờ. Điều này sẽ giúp trẻ mau hồi phục bệnh và giúp phòng ngừa lây lan mầm bệnh cho các thành viên khác trong gia đình.​
  • Đối với những trẻ khò khè, bác sĩ có thể cho trẻ phun khí dung hay xịt thuốc​
  • Theo dõi nhiệt độ của trẻ ít nhất một lần vào buổi sáng hay mỗi đêm.​
  • Theo dõi màu sắc môi và đầu ngón tay của trẻ, tái khám ngay khi có biểu hiện tím tái.​
 
► KHI NÀO CẦN CHO TRẺ ĐI KHÁM? ​
 
Cần cho trẻ đi khám khi có biểu hiện của viêm phổi, đặc biệt là khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau: ​
 
  • Thở nhanh hay khó thở​
  • Tím tái môi hay đầu ngón​
  • Sốt cao > 102°F (38.9°C) (trẻ lớn), hay > 100.4°F (38°C) ở trẻ < 6 tháng tuổi.​
 
► VIÊM PHỔI SẼ KÉO DÀI TRONG THỜI GIAN BAO LÂU? ​

Nếu được điều trị phù hợp, thường viêm phổi do vi trùng sẽ hồi phục trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần. Viêm phổi do tác nhân không điển hình hay viêm phổi do siêu vi kéo dài lâu hơn, hết hoàn toàn triệu chứng trong khoảng 4-6 tuần. ​
 
► VIÊM PHỔI CÓ PHẢI LÀ BỆNH DỄ LÂY LAN? ​

Thật ra, quá trình viêm của phổi sẽ không lây, nhưng chính các tác nhân gây ra hiện tượng viêm đó có thể dẫn đến sự lây lan mầm bệnh từ người này sang người khác. Thường các tác nhân gây bệnh được tìm thấy trong dịch tiết mũi họng của người bị nhiễm, do đó, chúng sẽ được phát tán khi người bệnh ho hay hắt hơi. ​

Uống chung ly, dùng chung các dụng cụ ăn uống, hay chạm tay vào khăn giấy hay khăn tay bị nhiễm bẩn sẽ làm lây truyền viêm phổi ​
 
► VIÊM PHỔI Ở TRẺ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BẰNG CÁCH NÀO? ​
 
Một vài cách có thể giúp phòng tránh viêm phổi cho trẻ: ​
 
  • Chích ngừa đầy đủ, đặc biệt là vaccine phòng Haemophilus influenzae, Phế cầu, Ho gà cho trẻ từ lúc 2 tháng tuổi. Một vài vaccine khác giúp phòng các tác nhân khác gây viêm phổi như: Sởi (lúc 9 tháng tuổi), hay Cúm (Trẻ > 6 tháng), Thủy đậu (Trẻ > 12 tháng). ​
  • Vaccine cúm được khuyến cáo nên chích cho tất cả trẻ > 6 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ mắc bệnh mạn tính như bệnh tim phổi mạn hay hen suyễn.​
  • Những trẻ sanh non nên được điều trị ngừa RSV.​
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp: nếu trong gia đình có người bệnh, phải sử dụng ly tách và dụng cụ ăn uống riêng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt khi có tiếp xúc với khăn giấy hay đồ dùng của người đang bệnh. ​
 
Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cung cấp đầy đủ các gói vaccine cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Trong mỗi buổi tiêm ngừa, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám sức khỏe, đánh giá toàn diện bao gồm phát triển thể chất, khả năng vận động và trí tuệ, từ đó xác định trẻ có đạt được cột mốc phát triển quan trọng trong lứa tuổi hay chưa. Bên cạnh đó, khu vực tiêm chủng cho trẻ gần với Khoa Cấp Cứu, sẵn sàng ứng cứu kịp thời cho các sự cố có thể xảy ra. ​
 
Nếu ba mẹ quan tâm tìm hiểu về các mũi tiêm quan trọng cho trẻ, hãy liên hệ HOTLINE: (028) 3910 9999 hoặc inbox Fanpage để được tư vấn ngay!​
 
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. ​

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu. ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 23/11/2024

    CHƯƠNG TRÌNH BỔ SUNG VITAMIN A ĐỢT 2 CHO TRẺ 6 – 35 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)

  • 22/11/2024

    GS.BS SAIJO YASUO - BẬC THẦY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN AIH: "65% BỆNH NHÂN UNG THƯ CÓ THỂ SỐNG TRÊN 5 NĂM VÀ TỈ LỆ NÀY ĐANG ĐƯỢC CẢI THIỆN"

  • 20/11/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ THÀNH LẬP TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẦM CỠ KHU VỰC

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Orly Attia Dafni

    Khoa Nhi

    Bác sĩ Orly Dafni Attia là bác sĩ nhi khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Chuyên môn của bác bao gồm chẩn đoán và điều trị trẻ em mắc chứng tự kỷ, các bệnh về nhiễm trùng, các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ em. Bác sĩ Orly đã từng công tác tại nhiều phòng khám y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh kể từ năm 2009 như Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc, Phòng khám Raffles Medical và Family Medical Practice. 

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với gần 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm