Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI TRẺ Ở NHÀ MỘT MÌNH

03/08/2020

0
Trước khi tìm hiểu các biện pháp giữ an toàn cho trẻ, ba mẹ nên xem xét việc để trẻ ở nhà một mình trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là những điều  ba mẹ cần lưu ý để đánh giá tổng thể và đưa ra quyết định: 
 
  • Ban ngày tốt hơn ban đêm
Tai nạn có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào nhưng việc tìm kiếm sự giúp đỡ vào ban ngày sẽ dễ dàng hơn so với ban đêm. Ngoài ra, bạn nên tránh để trẻ ở nhà một mình khi trời tối, bởi thời điểm này, trẻ sẽ thường cảm thấy sợ hãi nhiều hơn.
 
  • Xem xét độ tuổi của trẻ
Bạn cần đánh giá khả năng ở nhà một mình của trẻ qua những câu hỏi cơ bản sau:
- Trẻ đã đủ lớn để ở nhà một mình chưa?
- Trẻ có thể nói chuyện, gọi điện thoại, tự khóa cửa và nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm không?
- Trẻ có thể tự sơ cứu khi bị thương?
 
* Độ tuổi được khuyến cáo có thể để trẻ ở nhà một mình:
Từ 8 đến 10 tuổi: Không nên để trẻ ở nhà một mình quá 1,5 tiếng.
Từ 11 đến dưới 13 tuổi: Trẻ có thể ở nhà trong khoảng 3 - 4 tiếng vào ban ngày.
Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: Yên tâm để trẻ ở nhà một mình nhưng ba mẹ không nên vắng nhà qua đêm.
 
  • Người có thể sẵn sàng giúp đỡ bạn trông bé 
Điều này đặc biệt quan trọng khi để trẻ một mình trong hơn một vài giờ. Nếu bạn không thể về nhà đúng giờ, liệu có người đáng tin cậy nào có thể hỗ trợ bạn trông bé không? 
 
  • Dạy trẻ cách sử dụng điện thoại
Nếu trẻ tự đi học về mà không có ba mẹ đưa đón, hãy dặn trẻ gọi điện cho bạn ngay khi vừa về nhà. Ngoài ra, bạn nên cài đặt sẵn số của bạn và người thân trong danh bạ điện thoại, dặn con chỉ được nhận cuộc gọi đến từ các số có tên.
 
  • Giữ số liên lạc khẩn cấp trong tầm mắt
Dán một danh sách các số điện thoại trên tủ lạnh hoặc bất cứ nơi nào mà trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy. Danh sách nên có tất cả các số liên lạc khẩn cấp, bao gồm nơi làm việc của ba mẹ, người thân, hàng xóm hoặc bất kỳ người nào khác mà bạn nghĩ rằng trẻ có thể nhận được sự hỗ trợ khi cần.
 
  • Rèn luyện tâm lý cho trẻ
Bạn nên dạy cho trẻ biết trẻ cần làm gì nếu bị thương hoặc cần giúp đỡ. Bạn có thể cho trẻ thực hành giả định các trường hợp khẩn cấp. Nếu cảm thấy hàng xóm kế bên là người tin tưởng được, bạn hãy xin số của họ và liên lạc nếu không thể gọi cho trẻ khi trẻ ở nhà một mình.
 
  • Nói không với nấu nướng
Tuyệt đối dặn dò trẻ không được tiếp xúc với bếp lửa để phòng tránh nguy cơ hỏa hoạn. Bạn nên khóa kỹ các bếp, van bình gas, rút điện đế cắm ấm đun siêu tốc trước khi ra ngoài. Mặt khác, trước khi ra ngoài, hãy chuẩn bị sẵn những món ăn gọn nhẹ và để nơi trẻ có thể dễ dàng lấy được.
 
  • Lên lịch trình cho trẻ
Hãy đặt ra quy định, thời gian biểu cho trẻ và biến chúng thành thói quen khi người lớn không có ở nhà.
 
  • Lắp lưới an toàn
Khi có người lớn ở xung quanh, trẻ thường ngoan ngoãn hơn để tránh bị khiển trách. Tuy nhiên, trẻ có thể trở nên tinh nghịch đến bất ngờ nếu bạn không có ở nhà. Để tránh những tai nạn đáng tiếc, ba mẹ có thể cân nhắc đến việc lắp lưới hoặc song sắt an toàn cho các khung cửa sổ hoặc ban công.
 
  • Đặt chất độc hại tránh xa tầm tay trẻ
Thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa nhà vệ sinh, thuốc xịt muỗi, sơn… đều có nguy cơ gây ngộ độc khi hít phải hoặc nuốt vào. Những vật hoặc chất tương tự khác đều phải được để vào một nơi nhất định, khóa lại và đảm bảo trẻ không thể tiếp cận.
 
  • Đặt vật sắc nhọn ở nơi cao
Những vật sắc nhọn như dao, kéo, dụng cụ làm bếp, dụng cụ sửa chữa… cũng là mối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Với sự tò mò vốn có, trẻ có thể muốn chơi với các đồ vật trên và vô tình bị thương. Vì vậy, hãy đặt chúng ở nơi trẻ không với tới được.
 
  • Khóa cửa từ bên ngoài
Dẫu cho nghe qua có vẻ cực đoan nhưng một trong những cách tốt nhất để ngăn trẻ mở cửa cho người lạ là khóa cửa từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi thực hiện điều này, hãy đảm bảo rằng trong nhà đã có đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết như thức ăn, nước uống… để trẻ sử dụng và sinh hoạt như bình thường.
 
  • Tạo mật mã bảo vệ
Nếu không thể khóa cửa từ bên ngoài, hãy tạo ra một mật mã chỉ riêng ba mẹ và trẻ biết. Điều này sẽ giúp trẻ phân biệt được ai là người quen, ai là người lạ. 
Mật mã có thể là một câu nói hay câu hỏi nào đó. Khi trẻ đọc nửa câu đầu, người ở phía ngoài phải trả lời đúng, nếu sai trẻ sẽ không mở cửa cho đến khi ba mẹ về.
 
  • Đưa ra một số quy tắc và yêu cầu trẻ phải tuân theo như:
- Trẻ không được phép rời khỏi nhà.
- Trẻ không được mở cửa cho ai vào nhà, kể cả bạn bè.
- Luôn nhìn qua lỗ nhòm để kiểm tra có đúng là ba mẹ hoặc người thân không rồi mới được mở cửa.
- Không bao giờ mở cửa cho người lạ, nhân viên giao hàng, thợ sửa điện nước/ máy lạnh…
- Không được dùng đến diêm hay bật lửa
- Trẻ không được nói với ai là bản thân đang ở nhà một mình.
 
  • Thưởng cho trẻ
Không có gì khuyến khích hành vi tốt hơn một phần thưởng. Sau khi dặn dò những điều cần thiết, bạn có thể nói với trẻ rằng trẻ sẽ được thưởng nếu làm theo quy tắc và mọi thứ trong nhà đều ngăn nắp như trước lúc ba mẹ rời đi.

------------------- 
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH: 
☎️ Hotline: (028) 3910 9999 
🌏 Website: www.aih.com.vn 
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 25/11/2024

    THAM VẤN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

  • 23/11/2024

    CHƯƠNG TRÌNH BỔ SUNG VITAMIN A ĐỢT 2 CHO TRẺ 6 – 35 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)

  • 22/11/2024

    GS.BS SAIJO YASUO - BẬC THẦY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN AIH: "65% BỆNH NHÂN UNG THƯ CÓ THỂ SỐNG TRÊN 5 NĂM VÀ TỈ LỆ NÀY ĐANG ĐƯỢC CẢI THIỆN"

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Orly Attia Dafni

    Khoa Nhi

    Bác sĩ Orly Dafni Attia là bác sĩ nhi khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Chuyên môn của bác bao gồm chẩn đoán và điều trị trẻ em mắc chứng tự kỷ, các bệnh về nhiễm trùng, các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ em. Bác sĩ Orly đã từng công tác tại nhiều phòng khám y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh kể từ năm 2009 như Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc, Phòng khám Raffles Medical và Family Medical Practice. 

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với gần 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm