Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

HƯỚNG DẪN MẸ BẦU ĐẾM CỬ ĐỘNG THAI

31/05/2021

0

Chắc hẳn tất cả mẹ bầu đều rất mong đợi khoảnh khắc cảm nhận được cái đạp đầu tiên của bé yêu trong bụng, để biết chắc rằng con đang phát triển khỏe mạnh.

Thông thường, từ tuần thứ 18-25 trong thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được chuyển động thai. Đối với mẹ mang thai lần đầu, khoảnh khắc hạnh phúc này có thể đến với mẹ vào tuần 25, và vào tuần 18 của thai kỳ đối với mẹ mang thai lần 2 hoặc lần 3.

Đếm cử động thai rất quan trọng
Đừng quá hoang mang nếu mẹ không chắc chắn những gì mẹ cảm nhận được. Trong khoảng vài tuần, khá khó để mẹ phân biệt giữa hơi trong ruột và cử động thai, nhưng sớm thôi, mẹ sẽ nhận biết được những đặc trưng của cử động thai. Và dần dần, mẹ sẽ biết được chu kỳ ngủ và thức của con, khi nào con vận động nhiều nhất và những lúc con chỉ búng nhẹ. Hãy chú ý đến những cử động của con yêu, mẹ nhé! Điều này sẽ giúp mẹ nhận biết những thay đổi quan trọng đấy. Việc dành một khoảng thời gian mỗi ngày lúc con vận động nhiều để đếm cử động thai, đá/ thúc nhẹ và cuộn mình sẽ giúp bạn phát hiện những vấn đề nguy cơ và có thể giúp ngăn ngừa thai chết lưu. Đặc biệt, đối với những thai kỳ nguy cơ cao, việc đếm cử động thai từ tuần 28 sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
 

Tạo những khoảnh khắc quý giá nhất
Thông thường, mẹ sẽ cảm nhận con vận động nhiều nhất sau khi mẹ dùng bữa ăn, nhâm nhi chút đồ ngọt, uống nước lạnh hoặc sau khi mẹ vận động. Mẹ cũng có thể cảm nhận con vận động nhiều hơn từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng, thời điểm mức đường huyết của mẹ đang giảm. Dành thời gian để đếm cử động thai cũng là một cách giúp mẹ nghỉ ngơi và có sự kết nối với con yêu. Hãy bắt đầu bằng việc tìm một tư thế thoải mái ở khoảng thời gian bé thường vận động nhiều nhất. Một số mẹ sẽ thích ngồi dựa lưng với hai tay ôm bụng. Một số khác có thể thích nằm nghiêng trái vì tư thế này giúp mẹ cảm thấy thoải mái và hiệu quả nhất để theo dõi bé. Việc nằm nghiêng bên trái cũng là tư thế tốt nhất cho việc lưu thông máu để bé vận động nhiều hơn.


Đếm cử động thai
Có nhiều cách đếm số cử động thai trong một khoảng thời gian. Hiệp Hội sản phụ khoa của Mỹ (ACOG) khuyên rằng mẹ nên canh xem trong thời gian bao lâu để bé đạt được 10 cú đá, chọt, rung động hoặc cuộn mình. Lý tưởng là mẹ cảm nhận được 10 cử động thai trong vòng 2 giờ hoặc sớm hơn. Mẹ cũng có thể dùng sổ hoặc bảng để ghi lại. Trong sổ, mẹ ghi nhận mốc thời gian mẹ bắt đầu cảm nhận cử động của bé, làm dấu cho mỗi cử động thai cho đến khi đạt 10. Việc này sẽ giúp mẹ biết được thường trong khoảng thời gian bao lâu thì con đạt được 10 cử động. Mẹ có thể tham khảo mẫu ghi nhận cử động thai sau đây:

Tuần 28:
• Thứ Hai: 9:00 XXXXXXXXXX 9:32. Tổng: 32 phút
• Thứ Ba: 12:00 XXXXXXXXXX 12:45. Tổng 45 phút
• Thứ Tư: 9:00 XXXXXXXXXX 10:00. Tổng: 1 tiếng
• Thứ Năm: 9:00 XXXXXXXXXX 11:15. Tổng: 2 tiếng 15 phút

Mẹ hãy nhớ chú ý sự khác biệt trong kiểu cử động hàng ngày của con nhé.
Không khó để mẹ xác định khoảng thời gian mỗi ngày dành cho việc đếm cử động thai và khoảng thời gian này có thể thay đổi. Vì vậy, mẹ hãy nhớ để ý các kiểu cử động khác nhau của con trong vài ngày liên tục.

Khi nào nên liên hệ bác sĩ/ hộ sinh?
• Mẹ đã thực hiện như hướng dẫn trên nhưng không cảm thấy được 10 cử động thai sau 2 tiếng. Sau đó vài giờ, mẹ tiếp tục thử lại và vẫn không cảm nhận được 10 cử động trong vòng 2 tiếng.
• Mẹ cảm nhận sự khác lạ trong kiểu cử động của con trong khoảng 3-4 ngày.

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 15/04/2024

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2024

  • 12/04/2024

    ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH CƯỜNG GIÁP!

  • 10/04/2024

    GIẢI TỎA THẮC MẮC TRONG THAI KỲ CÙNG CHUYÊN GIA AIH

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Văn Phi

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi với kinh nghiệm làm việc dày dặn gần 20 năm tại các bệnh viện phụ sản quốc tế lớn, từng giữ vị trí cố vấn cao cấp trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhận được sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp và Quý khách hàng. Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi rất được yêu thích trong cộng đồng mẹ bầu vì tính cách dí dỏm, tâm lý, thân thiện, giúp các bố mẹ tương lai có thể giảm bớt lo lắng trong thai kỳ. Đặc biệt Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi nổi tiếng “mát tay”, chuyên môn cao - vết mổ đẹp và dày dạn kinh nghiệm chăm sóc các ca sinh khó, xử trí các trường hợp sản phụ mắc bệnh lý trong thai kỳ và các tai biến sản khoa thường gặp. Hiện tại, Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi đang giữ vị trí Phó Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). 

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Nhật Linh

    Khoa Phụ Sản

    Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành Y với vai trò bác sĩ Sản Phụ khoa ở nhiều bệnh viện lớn trong nước với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về sản bệnh lý, hỗ trợ sinh sản, nội soi phụ khoa và đồng thời tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh là một trong những bác sĩ trẻ nhiệt huyết, tích cực đồng hành cùng các sản phụ trong hành trình chào đón thiên thần nhỏ chào đời tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm