Nấm tai là một bệnh nhiễm trùng tai ngoài do nấm. Bệnh thường gặp ở những người đang sống tại các vùng khí hậu nóng ẩm. Những người thường xuyên bơi lội, người mắc bệnh mãn tính về da hoặc tiểu đường … cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị nấm tai.
Các triệu chứng thường gặp của nấm tai:
-
Giảm thính lực, có thể bị nhầm với điếc
-
Cảm giác đầy tai
-
Đỏ da ống tai ngoài
-
Ngứa, một triệu chứng phổ biến của nhiễm nấm hơn là do vi khuẩn
-
Đau tai
-
Viêm hoặc sưng nề ống tai
-
Da bong tróc
-
Ù tai
-
Chảy dịch tai, có thể có màu trắng, vàng, xám, đen hoặc xanh lá cây
Các triệu chứng này thường xảy ra ở một bên tai, nhưng có thể cả hai tai đều bị ảnh hưởng cùng một lúc.
Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Nấm Tai
Có gần 60 loài nấm khác nhau có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng này. Riêng đối với bệnh nấm tai, hai loại nấm thường gặp nhất là Aspergillus và Candida. Đặc biệt khi nấm kết hợp với vi khuẩn có thể khiến tình trạng nhiễm trùng phức tạp hơn.
Tình trạng nhiễm trùng này thường xảy ra phổ biến trong những tháng mùa hè và nguy cơ cao hơn đối với những người có thói quen bơi lội.
Ngoài ra, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, chấn thương hoặc chấn thương ở tai, bệnh chàm hoặc các vấn đề về da mãn tính khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Điều Trị Bệnh Nấm Tai
Tất cả các mảnh vụn và các phần tử nấm có thể nhìn thấy phải được bác sĩ lâm sàng loại bỏ.
-
Làm sạch: Bác sĩ có thể có thể sử dụng nước rửa hoặc các phương pháp khác để làm sạch tai, loại bỏ các chất tích tụ cũng như dịch tiết ứ đọng.
-
Thuốc nhỏ tai: Thuốc nhỏ tai chống nấm được dùng để điều trị bệnh nấm tai theo chỉ định của bác sĩ.
-
Thuốc uống: Một số bệnh nhiễm trùng do nấm như Aspergillus có thể kháng thuốc nhỏ tai thông thường. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc khác để thuốc chống viêm và giảm đau.
-
Thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc chống nấm được sử dụng cho bệnh viêm tai nếu nấm ảnh hưởng đến cả bên ngoài tai (thường có dạng thuốc mỡ hoặc kem).
️
Mẹo Phòng Tránh Bệnh Nấm Tai
-
Tránh để nước vào tai
-
Lau khô tai sau khi tắm
-
Tránh đưa tăm bông vào trong tai
-
Tránh làm xước da bên ngoài và bên trong tai
-
Dùng thuốc nhỏ để vệ sinh tai sau khi bị nước vào tai
-
Đội mũ bơi hoặc dùng nút bịt tai để ngăn nước vào tai khi bơi
-
Có thể sử dụng nhiệt khô ở nhiệt độ thấp của máy sấy tóc để loại bỏ hơi ẩm trong tai, tránh đặt máy sấy tóc quá gần tai
💢 Lưu ý: Hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ nếu xuất hiện cảm giác đau và tình trạng chảy mủ ở một hoặc cả hai tai để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để bệnh trở thành bệnh mãn tính.
--------------
🇺🇸 Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) là chuyên khoa nghiên cứu, khám và điều trị các bệnh lý về tai, mũi, họng và các cấu trúc liên quan đầu và cổ với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như máy nội soi, đo thính lực, CT-scan,…đáp ứng mọi nhu cầu khám và điều trị thông thường.
Bên cạnh đó, các Bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng hiểu rõ các vấn đề đang mắc phải, chẩn đoán và đánh giá các bệnh tai mũi họng phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp với mỗi khách hàng.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận