Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
TRẺ EM VÀ VACCINE NGỪA COVID-19
Đại dịch Covid-19 đã và đang lan rộng toàn cầu, gây vô số thiệt hại cho con người. Vaccine phòng ngừa Covid-19 là một trong những biện pháp hữu ích nhất bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Tuy nhiên vẫn có một số lo lắng của các bậc phụ huynh khi quyết định cho trẻ tiêm vaccine ngừa Covid-19 vì trẻ em là nhóm đối tượng dễ tổn thương. Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu về vaccine phòng ngừa Covid-19 cho trẻ.
1. Trẻ em và trẻ vị thành niên có cần tiêm vaccine ngừa Covid-19 không?
Câu trả lời là rất cần. Mặc dù có ít trẻ bị nhiễm bệnh Covid-19 so với người lớn, trẻ em vẫn có thể:
1. Trẻ em và trẻ vị thành niên có cần tiêm vaccine ngừa Covid-19 không?
Câu trả lời là rất cần. Mặc dù có ít trẻ bị nhiễm bệnh Covid-19 so với người lớn, trẻ em vẫn có thể:
- Bị nhiễm virus gây ra bệnh Covid-19;
- Bị mắc bệnh Covid-19 và có thể rất nặng;
- Lây truyền Covid-19 cho những người khác.
Bộ Y tế Việt Nam và Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến nghị mọi người từ 12 tuổi trở lên nên chủng ngừa Covid-19 để giúp chống lại bệnh Covid-19. Các vaccine ngừa Covid-19 không chỉ có hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong, mà còn giúp con em chúng ta được trở lại với các hoạt động bình thường của trẻ tại trường học và với bạn bè. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những vaccine này có tác dụng chống lại các biến thể mới của virus đã xác định được đến thời điểm hiện tại và ngăn ngừa việc lây truyền virus sang người khác. Những người trẻ tuổi chọn tiêm vaccine không chỉ bảo vệ được bản thân khỏi virus này mà còn giúp bảo vệ những người trong cộng đồng có thể dễ bị tổn thương hơn hoặc không thể chích ngừa ngay lúc này.
2. Nếu trẻ đã từng nhiễm Covid-19, trẻ có cần phải tiêm ngừa vaccine Covid-19 nữa không?
Có, ngay cả khi trẻ đã từng nhiễm Covid-19, trẻ vẫn nên chích ngừa. Các vaccine này giúp tăng mức độ bảo vệ khỏi bệnh tật và khả năng tái nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy vaccine bảo vệ trẻ tốt hơn trước các biến thể của virus này. Điều này cũng có thể có nghĩa là vaccine đem lại khả năng miễn dịch lâu dài hơn so với miễn dịch tự nhiên, hay miễn dịch do đã mắc bệnh. Chích ngừa là cách hình thành khả năng miễn dịch an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với việc bị nhiễm virus và mắc bệnh Covid-19.
3.Vaccine ngừa Covid-19 có thể có những tác dụng phụ gì?
Các vaccine ngừa Covid-19 đều an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại thuốc, một số trẻ có thể gặp các tác dụng phụ. Do vậy, điều quan trọng là phải biết những tác dụng phụ đó là gì và cần chú ý những gì.
► Tác dụng phụ thường gặp:
Trẻ có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ từ mức nhẹ đến mức trung bình, trong một vài ngày. Đây là những dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng bảo vệ và hệ miễn dịch đang làm những gì mà nó phải làm. Các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất sau 12-48 giờ. Một số trẻ không gặp tác dụng phụ hoặc có thể sẽ gặp các tác dụng phụ sau liều tiêm thứ 2 khác với sau liều đầu tiên. Việc gặp một tác dụng phụ thông thường không phải là lý do để không tiêm liều thứ 2 của vaccine ngừa COVID-19. Trẻ cần tiêm cả hai liều để được bảo vệ hoàn toàn.
Trên cánh tay tại vị trí tiêm:
- Đau;
- Ửng đỏ;
- Sưng tấy.
Trên các phần còn lại của cơ thể:
- Ớn lạnh;
- Tiêu chảy;
- Sốt hoặc cảm thấy vã mồ hôi;
- Đau đầu;
- Đau cơ;
- Buồn nôn hoặc cảm thấy nôn nao;
- Mệt mỏi.
► Tác dụng phụ ít phổ biến hơn:
Một số trẻ có thể sẽ xuất hiện các hạch bạch huyết sưng và nhạy cảm đau (gọi là nổi hạch), thường ở vùng nách hoặc cổ. Một số người có thể bị phát ban đỏ, ngứa, sưng hoặc đau ở vị trí tiêm, thường được gọi là “cánh tay COVID”. Những nốt phát ban này có thể bắt đầu sau vài ngày đến hơn một tuần kể từ khi tiêm mũi đầu tiên. Nếu trẻ bị “cánh tay COVID” sau khi tiêm liều đầu tiên, trẻ vẫn nên tiêm liều thứ 2. Hãy hỏi bác sĩ về việc điều trị tình trạng này bằng một loại thuốc kháng histamin để giảm ngứa, hoặc acetaminophen hay một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm đau.
4. Có tác dụng phụ nghiêm trọng không?
Tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc nặng sau khi tiêm vaccine hiếm khi xảy ra. Sốc phản vệ là phản ứng nặng và hầu hết xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm vaccine. Trẻ có thể sẽ bị khó thở, sưng mặt và cổ họng, tim đập nhanh, nổi ban khắp cơ thể, hoặc chóng mặt, ngất xỉu.... Chính vì vậy, điều quan trọng là phải ở lại 30 phút sau khi chích ngừa để nhân viên y tế có thể theo dõi tình trạng của trẻ và đảm bảo mọi thứ đều ổn. Hiện có sẵn các loại thuốc để điều trị sốc phản vệ. Bất kỳ ai bị phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm liều vaccine thứ nhất không nên tiêm liều thứ 2 của vắc xin cùng loại.
5. Có tác dụng phụ lâu dài nào không?
Khả năng xảy ra các tác dụng phụ lâu dài là vô cùng thấp. Đa số các tác dụng phụ lâu dài do chích ngừa đều xuất hiện trong khoảng 30-45 ngày sau khi tiêm vaccine.
6. Cần làm gì khi trẻ có tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19?
Không nên sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt ngay sau khi chích ngừa. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc cho trẻ dùng một loại thuốc không cần kê đơn, như ibuprofen hay acetaminophen (paracetamol) để giúp giảm đau hoặc khó chịu do bất kỳ tác dụng phụ nào. Với những trẻ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh hàng ngày, trẻ vẫn nên tiếp tục việc điều trị đó, trừ khi bác sĩ yêu cầu không làm như vậy.
Để giảm đau và giảm khó chịu tại vị trí tiêm:
- Đắp một chiếc khăn mặt sạch, mát và ướt lên vùng da đó;
- Vận động hoặc tập thể dục cho cánh tay.
Để giảm khó chịu do sốt:
- Uống nhiều nước;
- Mặc đồ mỏng, thoáng mát.
7. Khi nào cần cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra?
Hãy cho trẻ đến bệnh viện nếu:
- Tình trạng ửng đỏ hoặc nhạy cảm đau ở vị trí tiêm của trẻ bắt đầu trở nặng sau 24 giờ.
- Nếu cha mẹ lo lắng về các tác dụng phụ mà trẻ gặp phải và các triệu chứng đó có vẻ như không hết sau vài ngày.
- Nếu cha mẹ lo lắng về bất kỳ triệu chứng bất thường nào mà trẻ gặp phải, hoặc có thắc mắc về các tác dụng phụ hỗn hợp do tiêm đồng thời vài loại vaccine.
8. Những trẻ nào không nên tiêm ngừa vaccine Covid-19?
Trẻ không nên tiêm vắc-xin này nếu trẻ:
- Đã gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm liều đầu tiên của vaccine.
- Đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine này.
Hãy trao đổi với bác sĩ của trẻ trước khi tiêm một vaccine ngừa Covid-19 nếu trẻ đã có phản ứng dị ứng với liều đầu tiên của vaccine ngừa Covid-19, hoặc có phản ứng dị ứng với một loại vaccine khác hoặc bất kỳ một thuốc nào khác, ngay cả khi phản ứng đó không nghiêm trọng. Trẻ vẫn có thể được chích ngừa ngay cả khi trẻ có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng không liên quan đến vaccine Covid-19 hoặc dị ứng với các loại thuốc hoặc có tiền sử gia đình về các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
9. Trẻ có thể tiêm các loại vaccine khác đồng thời với vaccine Covid-19 không?
Vaccine Covid-19 và các vaccine khác có thể được tiêm vào cùng một ngày và không còn phải đợi để tiêm vaccine Covid-19 nếu đã tiêm một loại vaccine khác trong vòng 14 ngày trước đó. Hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp phải của mỗi loại vaccine để quý vị biết cần chú ý những gì. Trẻ có thể sẽ gặp phải các tác dụng phụ của CẢ HAI loại vaccine cùng lúc.
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceEdit in Ginger×Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceEdit in Ginger×
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận