Chàm sữa là tên gọi chung để chỉ một số tình trạng da bị nổi mụn nước, đỏ, ngứa và viêm ở trẻ. Có khoảng 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh chàm trước năm tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ khỏi bệnh và không gây nguy hiểm, tuy nhiên những vết chàm lại có thể khiến trẻ vô cùng khó chịu đấy. Những kiến thức sau đây sẽ giúp bố mẹ chăm sóc con đúng cách!
►Dấu Hiệu Nhận Biết Chàm Sữa
-
Các vết chàm thường trông giống như da khô, dày và tạo thành vảy hoặc các mụn đỏ li ti.
-
Ở trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi), chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí như má, da đầu và bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
-
Ở trẻ lớn hơn, chàm xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân, đầu gối và khuỷu tay.
-
Trẻ bị chàm sữa thường đưa tay lên mặt hoặc chà đầu, chà mặt vào gối để đỡ ngứa. Cảm giác khó chịu này có thể gây cản trở chất lượng cuộc sống của trẻ, làm gián đoạn giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày.
►Nguyên Nhân Gây Chàm Sữa
Bệnh chàm là kết quả từ sự phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Tuy không thể xác định nguyên nhân chính xác, nhưng trên lý thuyết các tác nhân có thể gây bệnh bao gồm các chất gây dị ứng, vi khuẩn.
Ngoài ra cần kể đến sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường, cụ thể:
-
Di truyền: Trẻ có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nếu một thành viên trong gia đình từng bị chàm, hen suyễn hoặc dị ứng.
-
Môi trường: Bệnh chàm không phải là phản ứng dị ứng với một chất nào đó, tuy nhiên các chất gây dị ứng hoặc kích thích trong môi trường (phấn hoa, khói thuốc lá, sống chung với thú cưng) có thể tạo điều kiện cho chàm phát triển.
►Các Nguy Cơ Khiến Bệnh Chàm Ở Trẻ Nghiêm Trọng Hơn
-
Da khô do thời tiết
-
Các chất kích ứng (quần áo len dễ xước, polyester, nước hoa, xà phòng)
-
Nóng hoặc đổ mồ hôi
-
Chất gây dị ứng (sữa bò, đậu phộng, trứng, một số loại trái cây)
►Mách bố mẹ cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa: Việc chăm sóc da và tránh những chất kích thích có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo tại nhà như:
-
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ sau khi rửa tay và trước khi đi ngủ.
-
Giúp trẻ giữ ẩm bàn tay, tránh sử dụng chất khử trùng thay cho xà phòng và nước dễ khiến da trẻ bị khô (trừ khi ra ngoài).
-
Sử dụng chăn mền, bao gối và tấm trải giường loại mềm.
-
Cắt ngắn và dũa tròn móng tay, đồng thời nên mang găng tay cho trẻ khi đi ngủ.
Trong trường hợp trẻ khó ngủ vì ngứa, Bố Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng. Ngoài ra, nếu lớp vảy đổi màu vàng, nâu nhạt hoặc mụn nước chứa mủ xuất hiện trên vết chàm, Bố Mẹ cũng nên cẩn thận và đưa trẻ đến bác sĩ sớm vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đấy!
------------------
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Bình luận