Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

THOÁI HÓA KHỚP GỐI: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN

07/08/2024

0
Mặc dù tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối, nhưng hiện nay thoái hóa khớp gối cũng có xu hướng trẻ hóa. Một số yếu tố như di truyền, chấn thương, hoặc thừa cân... cũng tác động và thúc đẩy quá trình thoái hóa. Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp chi tiết về các vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp gối, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị.  
 
► Thoái hóa khớp là gì?
 
Thoái hóa khớp, thường được gọi là viêm khớp mòn, là một tình trạng trong đó lớp đệm tự nhiên giữa các khớp – sụn – bị mòn đi. Khi điều này xảy ra, các đầu xương của khớp cọ xát gần nhau tác dụng giảm sốc của sụn giảm. Sự cọ xát này gây ra tình trạng viêm và xuất hiện các triệu chứng đau, sưng, cứng khớp, giảm khả năng di chuyển, và đôi khi hình thành các gai xương.


 
► Đối tượng nào có thể bị thoái hóa khớp?
 
Thoái hóa khớp hiện nay khá phổ biến, sau tuổi 40 sẽ xuất hiện tình trạng thoái hóa khớp. Phụ nữ thường bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới. 
 
► Nguyên nhân thoái hóa khớp
 
  • Tuổi tác: Ở người càng lớn tuổi khả năng hồi phục của sụn càng giảm.
  • Cân nặng: Cân nặng tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là khớp gối. Mỗi khi bạn tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối.
  • Di truyền: Điều này bao gồm các đột biến gen có thể làm cho một người dễ mắc thoái hóa khớp gối hơn. Nó cũng có thể do các dị tật bẩm sinh trong hình thái và cấu trúc của các xương xung quanh khớp gối.
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng mắc thoái hóa khớp gối hơn nam giới.
  • Chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại: Những người làm công việc bao gồm nhiều hoạt động có thể gây căng thẳng cho khớp, chẳng hạn như quỳ gối, ngồi xổm, hoặc nâng vật nặng sẽ có nhiều khả năng mắc thoái hóa khớp gối do áp lực liên tục lên khớp.
  • Thể thao: Các vận động viên tham gia vào các môn bóng đá, tennis, hoặc chạy đường dài có thể có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là tập thể dục vừa phải thường xuyên làm mạnh các khớp và có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Ngoài ra, cơ bắp yếu quanh khớp gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Các bệnh khác: Những người mắc viêm khớp dạng thấp, loại viêm khớp phổ biến thứ hai, một số rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thừa sắt hoặc hormone tăng trưởng quá mức, cũng có nguy cơ cao thoái hóa khớp.



► Triệu chứng khi thoái hóa khớp gối
 
Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối có thể bao gồm:
 
  • Cơn đau tăng lên khi bạn hoạt động, nhưng giảm đi một chút khi nghỉ ngơi
  • Sưng
  • Cứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi bạn đã ngồi một lúc
  • Giảm khả năng di chuyển của khớp gối, khiến việc ra vào ghế hoặc xe, sử dụng cầu thang hoặc đi bộ trở nên khó khăn
  • Tiếng kêu lạo xạo, nứt nẻ nghe thấy khi khớp gối di chuyển

► Các biến chứng của thoái hóa khớp 
 
Các biến chứng liên quan đến điều trị không phẫu thuật chủ yếu liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Tác dụng phụ phổ biến của việc sử dụng NSAID:
 
  • Đau bụng và ợ nóng
  • Loét dạ dày
  • Xu hướng chảy máu, đặc biệt là khi dùng aspirin
  • Vấn đề về thận

Tác dụng phụ phổ biến của tiêm corticosteroid trong khớp:
 
  • Đau và sưng (bùng phát cortisone)
  • Sự đổi màu da tại vị trí tiêm
  • Tăng đường huyết
  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng dị ứng

Tác dụng phụ phổ biến của tiêm HA trong khớp:
 
  • Đau tại vị trí tiêm
  • Đau cơ
  • Khó khăn khi đi lại
  • Sốt
  • Rét run
  • Đau đầu

Biến chứng liên quan đến HTO (High Tibial Osteotomy):
 
  • Tái phát dị dạng
  • Mất độ dốc sau của xương chày
  • Patella baja (xương bánh chè thấp)
  • Hội chứng khoang
  • Liệt thần kinh mác
  • Nhiễm trùng
  • Đau dai dẳng
  • Huyết khối

Biến chứng liên quan đến UKA (Unicompartmental Knee Arthroplasty):
 
  • Gãy xương chày do stress ( Gãy xương mệt)
  • Lún mặt khớp xương chày
  • Nhiễm trùng
  • Hủy xương
  • Đau dai dẳng
  • Chấn thương thần kinh mạch máu
  • Huyết khối

Biến chứng liên quan đến TKA (Total Knee Arthroplasty):
 
  • Nhiễm trùng
  • Mất vững ( lỏng khớp)
  • Hủy xương
  • Chấn thương thần kinh mạch máu
  • Gãy xương
  • Lệch trục xương bánh chè
  • Hội chứng cục xương bánh chè
  • Cứng khớp
  • Liệt thần kinh mác
  • Biến chứng vết thương
  • Tạo xương dị hình
  • Huyết khối
 


► 
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối như thế nào?
 
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối dựa vào các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:
 
  • Chụp X-quang, có thể cho thấy tổn thương xương và sụn cũng như sự hiện diện của các gai xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể làm để phát hiện các tổn thương phối hợp khác như sụn khớp, dây chằng…..

Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để loại trừ các tình trạng khác có thể gây đau, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, một loại viêm khớp khác do rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra.
 
► Điều trị thoái hóa khớp gối
 
Mục tiêu chính của việc điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau và giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Kế hoạch điều trị thường bao gồm kết hợp các biện pháp sau:
 
  • Giảm cân: Giảm dù chỉ một lượng nhỏ cân nặng, nếu cần, có thể giảm đáng kể đau khớp gối do thoái hóa khớp.
  • Tập thể dục: Tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối giúp khớp ổn định hơn và giảm đau. Các bài tập kéo giãn giúp giữ cho khớp gối di động và linh hoạt.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Bao gồm các lựa chọn không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, hoặc naproxen sodium. Không tự ý dùng thuốc không kê đơn quá 10 ngày mà không hỏi ý kiến bác sĩ, vì sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Nếu các loại thuốc không kê đơn không giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm đau.
  • Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào khớp gối: Steroid là các thuốc chống viêm mạnh. Axit hyaluronic thường có mặt trong các khớp như một loại dịch bôi trơn.
  • Liệu pháp thay thế: Một số liệu pháp thay thế có thể hiệu quả bao gồm kem bôi ngoài da chứa capsaicin; châm cứu; hoặc các chất bổ sung, bao gồm glucosamine và chondroitin hoặc SAMe.
  • Sử dụng các thiết bị như nẹp: Có hai loại nẹp: nẹp "giảm tải" giúp giảm trọng lượng lên phần khớp gối bị viêm khớp; và nẹp "hỗ trợ" cung cấp hỗ trợ cho toàn bộ khớp gối.
  • Vật lý trị liệu và liệu pháp tâm lý: Nếu bạn gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, vật lý trị liệu hoặc liệu pháp tâm lý có thể giúp cải thiện triệu chứng. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách tăng cường cơ bắp và làm cho các khớp linh hoạt hơn. Đồng thời các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện các hoạt động hàng ngày thông thường hỗ trợ giảm đau.
  • Phẫu thuật: Khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả, phẫu thuật thay khớp gối là một giải pháp tối ưu.


 
► Một số lưu ý cho người bệnh sau khi điều trị thay khớp gối toàn phần
 
  • Chăm sóc sau phẫu thuật và phục hồi sau sau phẫu thuật thay khớp gối nhằm khôi phục khả năng vận động cao nhất có thể và kiểm soát cơ hoàn toàn của đầu gối được phẫu thuật. Phục hồi đầy đủ là một yêu cầu quan trọng cho ca phẫu thuật thành công.
  • Sau phẫu thuật thay khớp gối, bạn cần phải nằm viện trong 1- 2 ngày. Trong thời gian này, bạn sẽ được chuyên gia hướng dẫn tập vật lý trị liệu để giúp bạn phục hồi vận động và chức năng của khớp gối. 

► Phòng ngừa thoái hóa khớp
 
  • Tránh quỳ và ngồi xổm
  • Duy trì cân nặng lý tưởng của bạn
  • Tập thể dục ít tác động có thể cải thiện sức khỏe khớp ví dụ như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe và đạp xe
  • Đối với người cao tuổi cần tránh leo cầu thang
Các triệu chứng của thoái hóa khớp đầu gối thường phát triển chậm và tăng dần theo thời gian.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
 
  • Đau khi bạn đi bộ hoặc leo cầu thang 
  • Đau khi nằm xuống 
  • Viêm định kỳ 
  • Cứng khớp sau một thời gian không hoạt động 
  • Đầu gối trở nên cong.
  • Có cảm giác lạo xạo, lục cục khi di chuyển khớp



Tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), chúng tôi cung cấp các giải pháp điều trị khác nhau cho các bệnh lý cơ xương khớp: từ chẩn đoán, điều trị bảo tồn, phẫu thuật và  phục hồi chức năng.
 
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 27/11/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THEO TIÊU CHUẨN JCI

  • 25/11/2024

    THAM VẤN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

  • 23/11/2024

    CHƯƠNG TRÌNH BỔ SUNG VITAMIN A ĐỢT 2 CHO TRẺ 6 – 35 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Hồng Trung

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Saijo Yasuo

    Đơn vị Ung Bướu

    Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Saijo Yasuo từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện danh tiếng chuyên về ung bướu tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2024, Bác sĩ Saijo Yasuo đảm nhiệm vai trò bác sĩ cấp cao tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nơi ông sẽ mang đến những phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến với tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh nhân tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), Giáo sư Saijo Yasuo từng giữ vai trò Trưởng khoa và Giáo sư tại Bệnh viện Đại học Y Hirosaki và Bệnh viện Đại học Tohoku. Ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với những nghiên cứu đột phá và tâm huyết trong lĩnh vực ung bướu, đóng góp to lớn vào việc chăm sóc bệnh nhân và giáo dục y khoa.

    Tìm hiểu thêm
  • Mihajlovic Jadranka

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Jadranka Mihajlovic tốt nghiệp năm 2001 tại Đại học Y khoa Serbia. Bác được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm bao quát trong các lĩnh vực chuyên môn Nội khoa, Bệnh truyền nhiễm, các trường hợp Cấp cứu Nội khoa và Chấn thương. Bác đã làm việc tại các cơ sở y tế lớn nhỏ và xử lý các tình huống cấp cứu gồm tai nạn giao thông và chuyển bệnh bằng đường hàng không. Trong những năm gần đây, Bác sĩ Jadranka đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính cá nhân hóa nhiều hơn để điều trị cho bệnh nhân. Điều này bao gồm phối hợp việc thay đổi lối sống, tư vấn cải thiện sức khỏe tinh thần, kết hợp với các chất bổ sung nếu cần và tùy biến việc kê đơn thuốc phù hợp với nhu cầu riêng của từng người.

    Tìm hiểu thêm