Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

SỐT XUẤT HUYẾT

24/07/2020

0
Sốt xuất huyết Dengue là tình trạng bệnh gây ra bởi một trong bốn nhóm siêu vi có tên DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Siêu vi sốt xuất huyết được truyền vô người bệnh qua vết muỗi chích của loài Aedes aegypti (muỗi vằn) mang vi-rút gây bệnh. Vi-rút lưu hành trong máu gây ra sốt. Người nhiễm vi-rút chủng này không có sự bảo vệ chéo chống lại các chủng còn lại.  
 
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
 
Sốt cao ((400C/1040F) với các triệu chứng sau: 
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi 
  • Nhức sau hốc mắt
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau nhức cơ, khớp
  • Nổi ban (những nốt đỏ hay tím ở da) 

Sốt có thể giảm trong vòng 3-7 ngày sau khi bắt đầu biểu hiện các triệu chứng. Khi sốt giảm, dấu hiệu cảnh báo tình trạng nặng có thể xuất hiện. 
 
DẤU HIỆU CẢNH BÁO
 
Theo dõi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo từ 3-7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng ngay cả khi nhiệt độ đã giảm. Cho trẻ khám NGAY khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng sau:
 
  • Mệt mỏi/ kích thích
  • Tay chân tái, lạnh hay nhạy cảm, đặc biệt là trong ngày thứ 4 -5 của bệnh
  • Thở nhanh, khó thở
  • Nôn ói dai dẳng
  • Chảy máu mũi hay nướu răng
  • Ói máu/ tiêu phân đen hay tiểu máu
  • Đau bụng (đặc biệt là đau tức vùng hạ sườn phải)

Bệnh nặng có thể dẫn đến sốc và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
 
LÀM SAO ĐỂ CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT?
 
Trẻ nên được thăm khám cẩn thẩn để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán và theo dõi biến chứng. 
 
SỐT XUẤT HUYẾT ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
 
Trẻ nên được đi khám và điều trị.
Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị sốt xuất huyết. Chẩn đoán sớm và chăm sóc, theo dõi kịp thời là điều quan trọng nhất.
Các điều trị hỗ trợ bao gồm:
  • Nghỉ ngơi
  • Uống thật nhiều nước – dung dịch ORS hay nước trái cây sẽ giúp cơ thể phục hồi lượng dịch, đường và muối mất đi trong quá trình bệnh.
  • Hạ sốt bằng Paracetamol sẽ giúp dễ chịu và có thể giảm đau cơ khớp.
  • Không nên dùng Aspirin hay Ibuprofen cho người bệnh sốt xuất huyết.
Trẻ có dấu hiệu cảnh báo nên được theo dõi tại bệnh viện.
 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA?
 
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ
  • Làm sạch môi trường không cho muỗi sinh sản: đậy kín chậu chứa, thả cá, vứt bỏ các vật dụng có thể chứa nước. 
  • Mặc áo dài tay, màu sáng. 
  • Dùng kem hay thuốc chống muỗi ở vùng da không được áo quần che chắn.
  • Ngủ mùng kể cả ban ngày
  • Đóng cửa sổ, nên ở phòng máy lạnh, sạch thoáng để tránh muỗi vào.  

CHỦNG NGỪA
 
Vacxin Dengvaxia® (CYD-TDV) do công ty Sanofi sản xuất đã được cấp phép vào tháng 12 năm 2015, và hiện được sử dụng ở những vùng dịch tại 20 quốc gia cho đối tượng từ 9-45 tuổi.
 
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 27/03/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 07.04.2024 - THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ

  • 18/03/2024

    VÌ SAO MẸ NÊN THỰC HIỆN SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT SỚM?

  • 15/03/2024

    ĐAU NỬA ĐẦU MIGRAINE | NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Văn Phi

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi với kinh nghiệm làm việc dày dặn gần 20 năm tại các bệnh viện phụ sản quốc tế lớn, từng giữ vị trí cố vấn cao cấp trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhận được sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp và Quý khách hàng. Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi rất được yêu thích trong cộng đồng mẹ bầu vì tính cách dí dỏm, tâm lý, thân thiện, giúp các bố mẹ tương lai có thể giảm bớt lo lắng trong thai kỳ. Đặc biệt Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi nổi tiếng “mát tay”, chuyên môn cao - vết mổ đẹp và dày dạn kinh nghiệm chăm sóc các ca sinh khó, xử trí các trường hợp sản phụ mắc bệnh lý trong thai kỳ và các tai biến sản khoa thường gặp. Hiện tại, Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi đang giữ vị trí Phó Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). 

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Nhật Linh

    Khoa Phụ Sản

    Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành Y với vai trò bác sĩ Sản Phụ khoa ở nhiều bệnh viện lớn trong nước với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về sản bệnh lý, hỗ trợ sinh sản, nội soi phụ khoa và đồng thời tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh là một trong những bác sĩ trẻ nhiệt huyết, tích cực đồng hành cùng các sản phụ trong hành trình chào đón thiên thần nhỏ chào đời tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm