Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

Muối có phải là thủ phạm duy nhất gây cao huyết áp?

12/07/2018

0

Theo thống kế của Tổ chức Y tế thế giới, tim mạch là bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu thế giới. Để ổn định huyết áp, mọi người thường nghĩ ngay tới việc giảm muối nhưng không chú ý tới các thực phẩm khác cũng ảnh hưởng đến huyết áp.

Muối có phải là nguyên nhân duy nhất gây cao huyết áp?

Xét về cơ chế, bên trong muối ăn, thành phần có tác động chủ yếu tới huyết áp chính là nguyên tố Natri. Natri không chỉ có trong muối ăn mà còn có trong các thực phẩm tự nhiên (như thịt, cá, sữa, rau củ), các loại gia vị, chất phụ gia khác. Tiêu thụ quá nhiều sản phẩm chứa Natri sẽ làm tăng thể tích máu trong mao mạch và làm tăng huyết áp.

Hàm lượng Natri trong các thực phẩm tự nhiên thường thấp. Hơn nữa, việc đảm bảo một chế độ ăn lành mạnh đòi hỏi cần ăn đầy đủ, cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm, do đó việc hạn chế các thực phẩm tự nhiên là không cần thiết nếu bạn không phải áp dụng một chế độ ăn kiêng Natri nghiêm ngặt. Chính vì vậy, để có một trái tim khỏe mạnh, thay vì quan tâm đến lượng Natri có trong các thực phẩm tự nhiên, chúng ta cần giảm nguồn Natri từ các loại gia vị và chất phụ gia thêm vào thực phẩm.

Ngoài muối ăn, các chất phụ gia và gia vị nêm nếm cũng chứa lượng Natri đáng kể

Ngoài muối ăn đóng góp một phần đáng kể vào lượng Natri mà cơ thể hấp thu, các chất phụ gia dùng để bảo quản hoặc ổn định thực phẩm và các loại gia vị nêm nếm cũng chứa một lượng Natri đáng kể. Bảng dưới đây cung cấp thông tin về hàm lượng Natri và khuyến nghị tối đa của các gia vị sử dụng phổ biến trong chế độ ăn của người Việt Nam.

Gia vị

Hàm lượng Na
(mg/100 g)

Khuyến nghị tối đa/ngày*

Bột ngọt (tên gọi khác: mì chính, MSG, monosodium glutamate)

Mã chất phụ gia: E621

12500

16 g = 3 muỗng cà phê

Bột nêm

19333

10 g = 2 muỗng cà phê

Muối ăn

38000

5 g = 1 muỗng cà phê

Nước tương

5637

35 g = 2.5 muỗng ăn

Nước mắm

7720

25 g = 1.5 muỗng ăn

* Lưu ý:

  • Lượng khuyến nghị được dựa theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với mức tối đa 2000 mg Natri/ngày cho hầu hết các đối tượng, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt cần áp dụng chế độ kiêng sodium nghiêm ngặt.
  • Lượng khuyến nghị tối đa bên trên áp dụng khi bạn chỉ dùng một chất gia vị/phụ gia trong suốt cả ngày. Trong trường hợp bạn kết hợp nhiều loại gia vị khác nhau, thì tổng định lượng Natri tối đa cần bảo đảm không vượt quá 2000 mg Natri/ngày.

Các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều các chất phụ gia

Ngoài ra bạn cần chú ý đến các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều các chất trên như:

- Thực phẩm chế biến sẵn ít mặn nhưng lại có bổ sung chất bảo quản hoặc bột ngọt: đồ ăn đóng hộp, thực phẩm ngâm chua
- Các loại thịt nguội: thịt xông khói, thịt muối
- Mì gói
- Bánh snack (bim bim)
- Các loại sốt chế biến sẵn
- Phô mai
- Cá khô
- Các loại đậu hạt rang muối.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt Nam tiêu thụ lượng Natri gấp 2-3 lần khuyến nghị. Do đó, bạn nên:

- Giảm lượng muối và gia vị nêm nếm từ trong mỗi bữa ăn
- Tập thói quen không chấm thêm bất kỳ loại nước chấm gì trong bữa ăn
- Thay thế muối thông thường bằng muối giảm Na
- Thay thế nước chấm thông thường bằng loại giảm muối.

Thực hiện các điều trên sẽ tập cho khẩu vị của bạn quen dần với việc ăn nhạt mà không ảnh hưởng quá nhiều tới sở thích/thói quen ăn uống. Điều này giúp bạn kiểm soát được lượng Natri hấp thu vào cơ thể và duy trì một trái tim khỏe mạnh.

ThS. Trần Thị Ngọc Châu
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quốc tế Mỹ

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 04/01/2025

    PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG TÌM LẠI “ĐÔI CHÂN LÀNH” CHO BỆNH NHI 6 THÁNG TUỔI DỊ TẬT CHÂN KHOÈO BẨM SINH

  • 31/12/2024

    LỚP TIỀN SẢN 12.01: SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU GIÚP MẸ VƯỢT CẠN NHẸ NHÀNG

  • 23/12/2024

    THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG TẾT DƯƠNG LỊCH 2025

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Hồng Trung

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Saijo Yasuo

    Đơn vị Ung Bướu

    Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Saijo Yasuo từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện danh tiếng chuyên về ung bướu tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2024, Bác sĩ Saijo Yasuo đảm nhiệm vai trò bác sĩ cấp cao tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nơi ông sẽ mang đến những phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến với tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh nhân tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), Giáo sư Saijo Yasuo từng giữ vai trò Trưởng khoa và Giáo sư tại Bệnh viện Đại học Y Hirosaki và Bệnh viện Đại học Tohoku. Ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với những nghiên cứu đột phá và tâm huyết trong lĩnh vực ung bướu, đóng góp to lớn vào việc chăm sóc bệnh nhân và giáo dục y khoa.

    Tìm hiểu thêm
  • Mihajlovic Jadranka

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Jadranka Mihajlovic tốt nghiệp năm 2001 tại Đại học Y khoa Serbia. Bác được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm bao quát trong các lĩnh vực chuyên môn Nội khoa, Bệnh truyền nhiễm, các trường hợp Cấp cứu Nội khoa và Chấn thương. Bác đã làm việc tại các cơ sở y tế lớn nhỏ và xử lý các tình huống cấp cứu gồm tai nạn giao thông và chuyển bệnh bằng đường hàng không. Trong những năm gần đây, Bác sĩ Jadranka đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính cá nhân hóa nhiều hơn để điều trị cho bệnh nhân. Điều này bao gồm phối hợp việc thay đổi lối sống, tư vấn cải thiện sức khỏe tinh thần, kết hợp với các chất bổ sung nếu cần và tùy biến việc kê đơn thuốc phù hợp với nhu cầu riêng của từng người.

    Tìm hiểu thêm