Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN

10/09/2022

0
Thông thường, khi bạn sử dụng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh, bạn đã được nhân viên y tế theo dõi, chăm sóc và thực hiện thuốc. Vai trò của bạn trong việc hợp tác, tham gia trong kế hoạch chăm sóc và điều trị là gì?  Khi bạn bắt đầu dùng thuốc tại nhà, làm thế nào để biết việc sử dụng có an toàn hay không?

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để thảo luận về liều lượng, tác dụng phụ và cách dùng đúng. Sau đây là các khuyến cáo giúp bạn sử dụng thuốc an toàn:

1. Luôn dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi được bác sĩ kê đơn và uống đúng cách, thuốc có thể giúp bạn trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc kê đơn phù hợp cho bạn dựa trên thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán, tiền sử bệnh của bạn. Đồng thời bạn có quyền được thông tin để hiểu và biết thêm thuốc được sử dụng sẽ có tác dụng gì trong cơ thể bạn để giúp cho việc điều trị, hãy hỏi bác sĩ của bạn trong quá trình thăm khám và tư vấn. Khi bạn hiểu được thuốc sẽ sử dụng, việc phối hợp và hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị sẽ hiệu quả rất nhiều.

2. Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng, lịch sử dị ứng của bạn. Hãy cởi mở với bác sĩ, dược sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, ngay cả thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng đang sử dụng. Điều này giúp bạn được tư vấn kịp thời để hạn chế các tác dụng bất lợi khi dùng nhiều thuốc với nhau (tương tác thuốc), hoặc bạn cũng có thể đang dùng hai loại thuốc có cùng thành phần, điều này có thể gây hại nếu dùng quá liều.

3. Thông báo ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc điều dưỡng các tác dụng phụ hoặc các dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc bất kỳ phản ứng nào của cơ thể bạn nếu cảm thấy bất thường, khó chịu trong quá trình sử dụng thuốc.
 
Khi bạn xuất viện có thuốc về nhà hoặc đang sử dụng thuốc tại nhà, ngoài các nguyên tắc trên bạn cần chú ý thêm

4. Đảm bảo rằng bạn đang dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian.

Nhiều thuốc hình dạng, tên gọi thường giống nhau, nên dễ gây nhầm lẫn, cần chú ý kiểm tra lại thuốc trên toa thuốc và thuốc thực tế về tên thuốc, hàm lượng để đảm bảo bạn sử dụng đúng loại thuốc bác sĩ kê toa.
 
Đo lường chính xác thuốc bằng ống tiêm, thìa đong hoặc cốc định lượng.

Một số viên thuốc được sản xuất để có tác dụng lâu dài hoặc làm viên tan trong ruột (để bảo vệ dạ dày hoặc không phải phân hủy trong dạ dày) do đó đừng chia nhỏ các viên thuốc (bẻ, nghiền) trừ khi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nói rằng nó an toàn.
 
Việc uống thuốc đúng thời gian rất quan trọng để đảm bảo thuốc có tác dụng tốt nhất và ít tác dụng bất lợi nhất (như dùng thuốc trước hay sau ăn, thuốc uống sáng hay tối), căn cứ tác dụng và đặc điểm của thuốc, bác sĩ sẽ cho hướng dẫn trên toa hoặc dược sĩ tư vấn tại nhà thuốc sẽ tư vấn kỹ khi cấp phát, bạn cũng nên chủ động hỏi các thông tin này để đảm bảo quyền được thông tin đầy đủ và sử dụng thuốc đúng cách.

5. Chú ý phải hiểu rõ cách pha thuốc và sử dụng thuốc đúng, nếu chưa rõ phải hỏi kỹ dược sĩ hoặc bác sĩ. Ví dụ cách pha các thuốc hỗn dịch kháng sinh trẻ em, sử dụng các thuốc có dạng bào chế đặc biệt như thuốc xịt định liều (trên thuốc thường có ghi chữ bình xịt định liều, hay metered dose inhaler - MDI), bút tiêm tiểu đường (insulin flexpen…). Các dược sĩ thường chủ động cung cấp hoặc bạn có thể hỏi các tờ hướng dẫn sử dụng, hình minh họa hoặc đường dẫn trên internet tin cậy về cách dùng thuốc này.

6. Không dùng thuốc của người khác hoặc dùng chung thuốc của bạn với người khác.

7. Nếu có thể, hãy sử dụng cùng một nhà thuốc cho tất cả các đơn thuốc của bạn. Người dược sĩ tư vấn tại đó đã có điều kiện hiểu rõ tiền sử sử dụng thuốc của bạn và có thể giải đáp nhanh chóng các thông tin bạn cần.

8. Biết cách bảo quản thuốc đúng.

Bạn cần chú ý chỗ để thuốc. Để phòng ngừa thuốc giảm tác dụng hay chất lượng, tốt nhất là để nơi có nhiệt độ khoảng 20-25℃ với các thuốc có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ phòng, không nên để ở chỗ quá 30℃, tránh ánh nắng (không để gần cửa sổ), chỗ quá ẩm (như nhà tắm). Tốt nhất là để vào trong hộc tủ phòng ngủ (thuốc nên để trong hộc tủ và dễ tiện lấy ở nơi cất trữ nhưng cũng đảm bảo được tránh trẻ nhỏ có thể nghịch sử dụng). Đôi khi một số người hay để trong nhà bếp để tiện lấy nước và uống trước, sau hay trong bữa ăn, cần chú ý tránh để gần bếp lửa và bồn rửa chén, tránh để trên hay bên cạnh các vật dụng có thể phát nhiệt như nồi cơm, tủ lạnh, vi sóng, lò nướng.
 
Thuốc nên để trong vĩ, hộp bảo quản sẵn có của nó (bao bì gốc). Một số nhà thuốc thường cho ra lọ hũ riêng, hoặc bịch ziplock để dán nhãn, cách dùng… Điều này không sai nếu ta dùng hết theo toa bác sĩ và tốt nhất nên để vào hộc tủ ở nhà.
 
Nếu thuốc được phân ra hộp chia thuốc ghi sáng, trưa, chiều trong tuần để dễ nhớ uống thuốc thì cũng không nên phân quá 1 tuần và cần bảo quản đúng, nên kiểm tra kỹ cách chia thuốc đã đúng chưa tránh chia sẵn bị nhầm lẫn do nhiều thuốc có hình dạng tương tự nhau.
Việc phân thuốc ra nhiều tuần sẵn sẽ rất dễ làm ẩm thuốc và khó đạt điều kiện bảo quản như thuốc chứa trong bao bì gốc.

Cần hỏi kỹ dược sĩ về cách bảo quản thuốc, đặc biệt là các thuốc cần bảo quản lạnh, một số thuốc có thể thay đổi điều kiện bảo quản sau khi dùng (ví dụ nhiều thuốc insulin khi chưa sử dụng cần bảo quản lạnh 2-8oC, khi sử dụng liều đầu tiên rồi thì phải bảo quản ở nhiệt độ phòng…)
 
Thông thường thuốc đa liều (như thuốc siro, thuốc lọ bột kháng sinh cần pha với nước sử dụng trong nhiều ngày…) có hạn dùng chưa mở nắp (expiry date) được in trên hộp thuốc và hạn dùng sau mở nắp (BUD – Beyond-Use Date) thường ngắn hơn, hỏi kỹ dược sĩ hạn dùng sau mở nắp và điều kiện bảo quản thuốc sau khi pha hoặc mở nắp.

9. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là thông tin đã được các cơ quan chuyên môn thẩm định và cấp phép, thường ghi đầy đủ cho nhân viên y tế sử dụng đồng thời bạn cũng có thể đọc để hiểu thêm về loại thuốc mình sẽ sử dụng, hãy yêu cầu nhà thuốc cung cấp tờ hướng dẫn sử dụng này cho bạn khi muốn tìm hiểu thêm về thông tin thuốc.

10. Luôn lưu số điện thoại bác sĩ, dược sĩ hoặc cơ sở y tế tin cậy để kịp thời phản ánh tình trạng bất lợi của thuốc và nhận được lời khuyên, tư vấn kịp thời để xử trí khi cần thiết.

11. Khi uống hết toa thuốc, nên tái khám để có sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tiếp tục mua  thuốc uống thêm
 
Thông tin tham khảo:
 
 
DS. Nguyễn Văn Tiến Đức – Quản lý khoa Dược – Bệnh viện Quốc Tế Mỹ

--------------------
Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) ​
Hotline: (028) 3910 9999 ​
Website: www.aih.com.vn ​
Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 23/11/2024

    CHƯƠNG TRÌNH BỔ SUNG VITAMIN A ĐỢT 2 CHO TRẺ 6 – 35 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)

  • 22/11/2024

    GS.BS SAIJO YASUO - BẬC THẦY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN AIH: "65% BỆNH NHÂN UNG THƯ CÓ THỂ SỐNG TRÊN 5 NĂM VÀ TỈ LỆ NÀY ĐANG ĐƯỢC CẢI THIỆN"

  • 20/11/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ THÀNH LẬP TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẦM CỠ KHU VỰC

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Hồng Trung

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Saijo Yasuo

    Đơn vị Ung Bướu

    Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Saijo Yasuo từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện danh tiếng chuyên về ung bướu tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2024, Bác sĩ Saijo Yasuo đảm nhiệm vai trò bác sĩ cấp cao tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nơi ông sẽ mang đến những phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến với tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh nhân tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), Giáo sư Saijo Yasuo từng giữ vai trò Trưởng khoa và Giáo sư tại Bệnh viện Đại học Y Hirosaki và Bệnh viện Đại học Tohoku. Ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với những nghiên cứu đột phá và tâm huyết trong lĩnh vực ung bướu, đóng góp to lớn vào việc chăm sóc bệnh nhân và giáo dục y khoa.

    Tìm hiểu thêm
  • Mihajlovic Jadranka

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Jadranka Mihajlovic tốt nghiệp năm 2001 tại Đại học Y khoa Serbia. Bác được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm bao quát trong các lĩnh vực chuyên môn Nội khoa, Bệnh truyền nhiễm, các trường hợp Cấp cứu Nội khoa và Chấn thương. Bác đã làm việc tại các cơ sở y tế lớn nhỏ và xử lý các tình huống cấp cứu gồm tai nạn giao thông và chuyển bệnh bằng đường hàng không. Trong những năm gần đây, Bác sĩ Jadranka đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính cá nhân hóa nhiều hơn để điều trị cho bệnh nhân. Điều này bao gồm phối hợp việc thay đổi lối sống, tư vấn cải thiện sức khỏe tinh thần, kết hợp với các chất bổ sung nếu cần và tùy biến việc kê đơn thuốc phù hợp với nhu cầu riêng của từng người.

    Tìm hiểu thêm