Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA - BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CON?

15/06/2022

0
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) ghi nhận 628 ca tay chân miệng trong tuần qua, tăng gần gấp ba lần so với trung bình một tháng trước. ​
 
Bác sĩ Phạm Công Luận, Trưởng Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cho biết những ngày gần đây bệnh viện tiếp nhận hơn 50 trường hợp trẻ đến khám và được chẩn đoán mắc tay chân miệng, trong đó có 3 trẻ phải nhập viện để theo dõi. Tuy đa số trẻ mắc bệnh nhẹ, bố mẹ không nên chủ quan và cần chủ động phòng bệnh cho con. ​​
 
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính nguy hiểm và phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đôi khi có thể xảy ra ở trẻ lớn và người lớn. Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng và thường không ảnh hưởng đến thai nhi. ​
 
Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, riêng mùa cao điểm hàng năm thường rơi vào các tháng 8, 9, 10 và dễ hình thành các trận dịch lớn. ​
 
► Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột gây ra, thường gặp nhất là coxsackie virus và entero virus 71 (EV71). Đặc biệt, EV71 thường gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong. ​
 
► Biểu hiện của bệnh tay chân miệng
 
  • Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao ​
  • Ngủ hay giật mình, quấy khóc ​
  • Biếng ăn do đau miệng ​
  • Loét miệng, loét họng ​
  • Phát ban đỏ, mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu, mông hoặc bộ phận sinh dục ​
 
Các triệu chứng đôi khi không rõ ràng, có thể lầm với dị ứng da, viêm nướu miệng do Herpes hoặc thủy đậu… ​
 
► Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào? ​
 
  • Tiếp xúc gần gũi, như hôn, ôm, hoặc dùng chung ly và dụng cụ ăn uống​
  • Ho và hắt xì​
  • Tiếp xúc với mông khi thay tã​
  • Tiếp xúc với dịch tiết bóng nước​
  • Sờ những vật dụng hoặc bề mặt có virus​
 
► Diễn biến của bệnh tay chân miệng

Hầu hết bệnh nhân tay chân miệng hồi phục sau giai đoạn cấp của bệnh, hầu hết hồi phục sau 7-10 ngày mà không cần điều trị và không biến chứng. ​
 
► Những dấu hiệu diễn tiến nặng của bệnh tay chân miệng:
 
  • Sốt cao liện tục, khó hạ
  • Quấy khóc hoặc lừ đừ, li bì​
  • Ngủ giật mình liện tục, chới với​
  • Run chi, yếu chi, đi đứng loạng choạng​
  • Thở nhanh, thở mệt​
  • Nôn ói nhiều​
  • Co giật, hôn mê, tím tái​
 
Bệnh tay chân miệng có diễn biến rất nhanh, nhiều trường hợp chỉ trong vòng vài giờ đã xuất hiện các biến chứng về tim mạch, hô hấp, thần kinh, nguy cơ tử vong rất cao. Tỷ lệ biến chứng của bệnh tùy theo cơ địa và loại virus gây bệnh nhưng đa số dưới 5% trường hợp mắc phải. ​

► Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà ​
 
  • 90% các trẻ bị tay chân miệng có thể điều trị tại nhà hay tái khám tại các cơ sở y tế gần nhà vì đa số các trường hợp chỉ mắc độ I và độ IIA (độ nhẹ). ​
  • Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. ​
 
Để chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ nên cho trẻ ăn bình thường, không kiêng ăn (để trẻ có đủ chất dinh dưỡng). Cho trẻ ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước. Tránh các thức uống chứa axti như nước trái cây, và các thức ăn cay, nóng. Nếu trẻ nổi mụn nước, không kiêng cữ tắm rửa, phải giữ vệ sinh cho trẻ, không bôi bất kỳ loại thuốc gì lên mụn nước. Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt khi sốt hoặc đau họng, miệng. ​
 
► Khi nào cần cho trẻ nhập viện?

Khi có bất kỳ dấu hiệu diễn tiến nặng nào của bệnh tay chân miệng, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá và nhập viện hoặc chuyển viện nếu cần. Chỉ khi trẻ có biến chứng từ độ IIB trở lên mới cần điều trị ở tuyến trên, tỷ lệ này khoảng 5%. ​
 
► Bố mẹ có thể phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho con bằng cách nào? ​
 
Trước khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cần rửa tay thật sạch. Đặc biệt đồ chơi của trẻ phải được vệ sinh thường xuyên, vì trẻ hay ngậm đồ chơi nên dễ nhiễm virus gây bệnh. ​
 
Trước khi trẻ vào lớp học và sau khi tan trường nên rửa tay với xà phòng. Nếu nhà có trẻ bị bệnh tay chân miệng, tuyệt đối không cho trẻ đến trường để tránh lây lan cho các trẻ khác. ​
 
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. ​

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu. ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 15/04/2024

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2024

  • 12/04/2024

    ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH CƯỜNG GIÁP!

  • 10/04/2024

    GIẢI TỎA THẮC MẮC TRONG THAI KỲ CÙNG CHUYÊN GIA AIH

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với gần 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Trần Võ

    Khoa Nhi

    Bác sĩ Trần Võ với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh, được đào tạo chuyên môn bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ CKI tại Đại Học Y Dược TP.HCM và hoàn thành nhiều bằng cấp chứng chỉ đào tạo liên tục tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện tại Bác sĩ Trần Võ đang giữ vai trò bác sĩ Nhi & Sơ sinh - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm