Đặt lịch khám

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ: CĂN BỆNH TIỀM ẨN VỚI DÂN VĂN PHÒNG

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ: CĂN BỆNH TIỀM ẨN VỚI DÂN VĂN PHÒNG

18/01/2022

Thường xuyên phải ngồi làm việc trong nhiều giờ, nhân viên văn phòng phải đối mặt với nguy cơ cột sống cũng như đĩa đệm phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, dẫn tới thoát vị đĩa đệm cổ. 
  
Đây là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy bị thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ dây thần kinh, lỗ tủy sống dẫn đến các cơn đau nhức xương khớp. Các bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý, trong 7 đốt sống cổ, tình trạng thoát vị chủ yếu xảy ra nhiều ở 3 đốt sống là C4 C5 và C6. Đây là một trong những bệnh lý về xương khớp thường gây cho người bệnh những cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu. 
  
► Những nguyên nhân khách quan, chủ quan có thể gây ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như: 
  
  • Do thói quen lao động, sinh hoạt: Người bệnh bị sai tư thế khi lao động, ngồi làm việc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống và tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt, trong sinh hoạt hàng ngày, những thói quen như ngồi vẹo sang 1 bên, vừa nằm vừa xem tivi hay ngủ ngồi trên bàn làm việc... cũng là những nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; 
  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ càng lớn. Trong giai đoạn từ 30 đến 50 tuổi, xương của mỗi người bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Ngoài ra, ở những người cao tuổi thì sự đàn hồi và thành phần nước trong cơ thể sẽ bị giảm đi theo thời gian nên rất dễ mắc các bệnh về xương khớp; 
  • Do gặp phải chấn thương hay tai nạn: Những chấn thương này tác động mạnh vào cột sống làm cho các chất nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài và gây ra sự chèn ép; 
  • Do di truyền: Trong gia đình nếu như có người thân bị mắc các bệnh về xương khớp hay thoát vị đĩa đệm thì con cái cũng có khả năng bị di truyền bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. 
  
► Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm: 
  
  • Đau nhức: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi thoát vị đĩa đệm cổ, dây thần kinh bị chèn ép do dịch thoát ra khỏi bao hoạt dịch. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng cổ đột ngột và lan ra các vị trí khác của cơ thể như đầu, cánh tay, bả vai và gây ra hội chứng cổ vai cánh tay. 
  • Tê bì một vài vị trí trên cơ thể: Tùy vào dây thần kinh bị chèn ép mà khu vực bị tê bì có thể khác nhau. Nếu đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí vốn có và gây chèn ép lên dây thần kinh thì bệnh nhân có thể sẽ thấy tê bì, dị cảm ở vùng cánh tay, bàn tay và có thể lan sang cả ngón tay, dọc đường đi của dây thần kinh. Nếu tủy sống bị chèn ép thì cảm giác tê bì sẽ lan đến tứ chi. 
  • Yếu cơ tay chân: Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ càng nặng thì cơ tay chân sẽ càng yếu dần, thường chỉ xảy ra khi nhân nhầy chèn ép vào tủy sống. Thông thường cơ chân sẽ bị yếu trước ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Khi hoạt động gắng sức, cơ đùi và bắp chân thường rung lên, không kiểm soát tốt. Sau đó cơ tay sẽ bị ảnh hưởng, khả năng cầm nắm cũng giảm. 
  • Hạn chế phạm vi cử động: Khu vực cổ không những bị đau mà cứng hơn, khả năng vận động cũng không còn linh hoạt. Các cử động khó như cúi, ngửa cổ, đưa tay ra sau lưng trở nên khó thực hiện. Nếu cố gắng, người bệnh dễ bị đau đớn hơn hoặc căng cứng cơ vô cùng khó chịu. 
  
Bác sĩ Trương Hữu Bảo – Bác sĩ Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình chia sẻ: “Thoát vị đĩa đệm cổ không gây ra những nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra các biến chứng như rối loạn thần kinh, chèn ép tủy sống, thiếu máu lên não, bại liệt. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nêu trên, bệnh nhân nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. Tùy vào từng bệnh trạng, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu.” 
  
Tại chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), trong quá trình tư vấn và điều trị, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và phác đồ điều trị mới nhất theo tiêu chuẩn Mỹ. Quan trọng nhất, bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình phối hợp cùng bác sĩ Vật Lý Trị Liệu - Phục Hồi Chức Năng lên kế hoạch điều trị và thiết kế bài tập riêng cho từng bệnh nhân dựa trên đánh giá bệnh nhân qua nhiều yếu tố: mức độ bệnh, nghề nghiệp, thói quen chơi thể thao, những bệnh lý khác của bệnh nhân, thời gian tập luyện phù hợp với bệnh nhân. 
  
Bệnh nhân cũng được hỗ trợ giảm đau bằng nhiều phương pháp, máy móc thiết bị hiện đại và không gian điều trị lý tưởng tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cho người bệnh tham gia tập luyện, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, sớm vận động bình thường trở lại. 
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng

Trần Hải Đăng

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, Bác sĩ Trần Hải Đăng đã công tác tại n...

Nguyễn Thái Trân

Nguyễn Thái Trân

Khoa nội tổng quát

General Internal MedicineBác sĩ CKI Nguyễn Thái Trân là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh v...

Strati Julian Alberto

Strati Julian Alberto

Khoa hồi sức cấp cứu

Dr. Julian Strati, một bác sĩ y khoa người Argentina, có hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên sâu về chăm s...

Saijo Yasuo

Saijo Yasuo

Trung Tâm Ung Bướu

Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm....

Vũ Việt Vân

Vũ Việt Vân

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Được đào tạo y khoa tại Việt Nam, Mỹ và Úc, Bác sĩ CK I Vũ Việt Vân đã có nhiều năm kinh nghiệm làm...

Lê Phạm Anh Vy

Lê Phạm Anh Vy

Khoa dinh dưỡng

Bác sĩ Lê Phạm Anh Vy tốt nghiệp bác sĩ CKI tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch . Nhằm nâng ca...