Đặt lịch khám

THOÁI HOÁ KHỚP HÁNG: TRỊ KHÓ NẾU PHÁT HIỆN TRỄ!

THOÁI HOÁ KHỚP HÁNG: TRỊ KHÓ NẾU PHÁT HIỆN TRỄ!

09/12/2021

Với những thay đổi trong lối sống đi kèm với sự tăng cao của tuổi tác, bệnh thoái hoá khớp ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Trong đó, thoái hoá khớp háng tuy không thường gặp như thoái hoá khớp gối, nhưng nó cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong việc gây đau, biến đổi cấu trúc khớp và có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị tích cực. 
  
Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh thoái hoá khớp háng là gì, hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu bạn nhé! 
  
► Tổng quan về bệnh thoái hoá khớp 
  
Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn đệm của xương bị phá vỡ, các bề mặt xương bị lộ ra ngoài và cọ xát với nhau. Sự ma sát, kích thích này có thể khiến vùng khớp bị viêm và đau, dẫn đến mất khả năng vận động của khớp. Bên cạnh đó, tình trạng thoái hóa sụn này có thể bao gồm: Sự phát triển của các gai xương xung quanh khớp bị ảnh hưởng hoặc các dây chằng và cơ xung quanh khớp trở nên yếu và cứng hơn. 
  
► Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến khớp háng như thế nào? 
  
Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng đôi khi đi lại khó khăn. Lúc đầu có thể khó chẩn đoán vì cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, bao gồm háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể là nhói, buốt hoặc có thể đau âm ỉ và hông thường bị cứng. 
  
► Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa khớp háng? 
  
Nguyên nhân nguyên phát: Chấn thương khớp do tuổi tác ngày càng cao và thừa cân. Nguyên nhân thứ phát: 
  
  • Các khớp có thể đã có cấu tạo bất thường từ khi sinh ra. 
  • Có các khuyết tật di truyền trong sụn. 
  • Chấn thương khớp háng do vận động, tập luyện hoặc thông qua các hoạt động liên quan đến hông. 
  • Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống,… 

Thoái hoá khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,… 
  
► Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng là gì? 
  
  • Cứng khớp xảy ra khi bạn rời khỏi giường. 
  • Cứng khớp sau khi bạn ngồi lâu. 
  • Có cơn đau hoặc sưng ở khớp hông. 
  • Nghe thấy âm thanh hoặc cảm giác "lạo xạo" của xương cọ vào nhau. 
  • Không thể cử động hông để thực hiện các hoạt động thường ngày. 
 
► Làm thế nào để chẩn đoán thoái hóa khớp háng? 
  
  • Chụp X-quang. 
  • Chụp CT scanner hoặc MRI (tuỳ trường hợp). 
  
► Thoái hóa khớp háng được điều trị như thế nào? 
  
Mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp háng là cải thiện khả năng vận động của hông và kiểm soát cơn đau, bao gồm: 
  
  • Nghỉ ngơi và chăm sóc khớp. 
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ khi di chuyển (như nạng, gậy,…) để giảm trọng lượng khỏi phần hông bị ảnh hưởng. 
  • Giữ cân nặng cơ thể hợp lý. 
  • Tập vật lý trị liệu. 
  • Sử dụng thuốc, bao gồm acetaminophen (Tylenol), thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil) hoặc thuốc giảm đau theo toa. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ xương để hạn chế hình thành gai xương hoặc biến dạng khớp. 
  • Thay một phần khớp háng được tiến hành khi khớp háng chỉ hư một phần và sụn đã bị bào mòn. 
  • Thay toàn bộ khớp háng được tiến hành để thay khớp háng nhân tạo, có chức năng tương tự như khớp háng tự nhiên. Thường chỉ định trong trường hợp bệnh rất nặng, có triệu chứng đau nhiều và thường là trên 60 tuổi. 
  
► Để ngăn ngừa thoái hóa khớp háng, bạn nên: 
  
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. 
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp. Có thể giúp ngăn ngừa sự hao mòn và rách sụn trong khớp. 
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. 
  
Bệnh thoái hóa khớp háng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp háng, bạn nên sớm đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả. 

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng

Trần Hải Đăng

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, Bác sĩ Trần Hải Đăng đã công tác tại n...

Nguyễn Thái Trân

Nguyễn Thái Trân

Khoa nội tổng quát

General Internal MedicineBác sĩ CKI Nguyễn Thái Trân là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh v...

Strati Julian Alberto

Strati Julian Alberto

Khoa hồi sức cấp cứu

Dr. Julian Strati, một bác sĩ y khoa người Argentina, có hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên sâu về chăm s...

Saijo Yasuo

Saijo Yasuo

Trung Tâm Ung Bướu

Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm....

Vũ Việt Vân

Vũ Việt Vân

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Được đào tạo y khoa tại Việt Nam, Mỹ và Úc, Bác sĩ CK I Vũ Việt Vân đã có nhiều năm kinh nghiệm làm...

Lê Phạm Anh Vy

Lê Phạm Anh Vy

Khoa dinh dưỡng

Bác sĩ Lê Phạm Anh Vy tốt nghiệp bác sĩ CKI tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch . Nhằm nâng ca...