Đặt lịch khám

ỨNG DỤNG KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG PHÒNG NGỪA RSV Ở TRẺ

ỨNG DỤNG KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG PHÒNG NGỪA RSV Ở TRẺ

04/04/2025

RSV (vi rút hợp bào hô hấp) là nguyên nhân gây bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê năm 2022, RSV chiếm 80%  tác nhân gây nhiễm trùng hô hấp nặng cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, 61% tác nhân hô hấp ở trẻ cần nhập viện và là nguyên nhân thường gặp thứ 2 gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. RSV có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở nhóm đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là trẻ sinh non. Bệnh nhân nhiễm RSV biến chứng nặng có nguy cơ tử vong, với tỷ lệ 2,8 – 22% trên toàn thế giới.

Tùy vào đặc điểm khí hậu, thời tiết ở mỗi vùng địa lý mà RSV sẽ có thời hoạt động mạnh khác nhau. Hầu hết các vùng ở Hoa Kỳ và các khu vực có khí hậu tương tự, RSV thường hoạt động mạnh vào mùa thu và đạt đỉnh vào mùa đông. Tại Việt Nam, bệnh do RSV gây ra thường đạt đỉnh vào các thời điểm giao mùa, khi từ đông chuyển sang xuân và mùa xuân chuyển dần sang hè. Mùa RSV ở miền Bắc thường từ tháng 10 đến tháng 3, miền Trung từ tháng 7 đến tháng 11, miền Nam thường từ tháng 3 đến tháng 10.   

▶︎ Các triệu chứng khi nhiễm vi rút RSV  
Thời gian ủ bệnh RSV thường từ 4-6 ngày sau khi nhiễm. Ở ngày thứ 1-2, biểu hiện bệnh thường nhẹ; sang ngày thứ 3, 4, 5 là nặng nhất; đến ngày thứ 6 giảm dần và ngày 7 – 10 khỏi hẳn.  
Các triệu chứng thường gặp : Ho khan, chảy mũi, sốt nhẹ/ sốt cao, khò khè, khó thở (thường gặp ở trẻ < 2 tuổi) . Tuy nhiên,  RSV cũng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng nặng như viêm tiểu phế quản, viêm phổi và có thể có nhiều biến chứng  như suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, viêm tai giữa, kích phát đợt cấp cơn hen .. và thậm chí có thể gây tử vong; đặc biệt là trên đối tượng nguy cơ cao. 


 Người nhiễm RSV có thể lây virus cho người khác trong khoảng 3 đến 8 ngày và có thể lây bệnh trong vòng 1 hoặc 2 ngày trước khi biểu hiện triệu chứng. Thời gian hồi phục khi nhiễm RSV thường mất 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể tiếp tục lây truyền virus kéo dài trong vòng 4 tuần, ngay cả khi đã ngừng biểu hiện triệu chứng.


▶︎ Những người có nguy cơ cao bị nhiễm virus RSV nặng: 

  • Trẻ sinh non
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh
  • Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch
  • Người cao tuổi, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên
  • Người bị bệnh mạn tính như hen, suy tim sung huyết, mắc bệnh lý hô hấp mạn tính (COPD)
  • Người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm những người có cơ quan nội tạng được cấy ghép, bị bệnh bạch cầu cấp hoặc HIV/AIDS  


▶︎ Phương pháp chẩn đoán RSV  

Thông qua bệnh sử, khám lâm sàng nghi ngờ. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng như:  

  • Xét nghiệm dịch hầu họng: để chẩn đoán chính xác có virus RSV (PCR RSV) 
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu, chụp X-quang phổi: nhằm kiểm tra các biến chứng (nếu có) ở những người bị nhiễm trùng nặng.  


▶︎ Điều trị RSV như thế nào ?

  • Không có phương pháp điều trị hiệu quả đối với nhiễm RSV mà chỉ có chăm sóc hỗ trợ.
  • Triệu chứng giống cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có thể được cải thiện bằng cách hút mũi nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo bé bú đủ sữa mẹ, sữa công thức hoặc chất lỏng để tránh mất nước
  • Vì RSV gây tăng tiết đàm dính, nhiều trẻ cần hỗ trợ hô hấp tại bệnh viện và theo dõi sát.
  • Kháng sinh chỉ dùng khi nghi ngờ trẻ đồng nhiễm thêm các loại vi trùng khác


▶︎ Cách phòng tránh và điều trị virus RSV  

  • Tránh để trẻ tiếp xúc những nơi đông người, nhất là với những người có dấu hiệu  hô hấp như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi,…
  • Giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ, trong lành, tránh khói bếp hay khói thuốc lá;  
    Giảm lây lan: khử trùng tay và bề mặt các dụng cụ có thể lây nhiễm  bằng các dung dịch sát khuẩn chứa cồn 
  • Chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch hoặc các dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn trước khi chăm sóc trẻ;
  • Nếu có chỉ định của bác sĩ, những trẻ em có nguy cơ cao nhiễm virus RSV sẽ được sử dụng thuốc dự phòng trường hợp nhiễm RSV trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là biện pháp quan trọng để phòng ngữa nhiễm và hạn chế tỉ lệ nhập viện và tử vong do RSV  
     

▶︎ Dự phòng hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị nhiễm RSV nặng       

Hiện tại, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn hai liệu pháp kháng thể đơn dòng có thể sử dụng để giúp ngăn ngừa nhiễm RSV nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ có nguy cơ cao. Palivizumab – kháng thế đơn dòng tác dụng ngắn và Nirsevimab - kháng thế đơn dòng tác dụng kéo dài.

   
Palivizumab là kháng thể đơn dòng tác động lên protein F của RSV,  được chỉ định dùng trong các trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nặng do RSV ở trẻ có nguy cơ cao như:  

  • Tiền sử sinh non (tuổi thai ≤ 35 tuần) và hiện ≤ 6 tháng , đang bắt đầu mùa RSV
  • Trẻ loạn sản phổi cần chăm sóc y tế trong 6 tháng trước đó, hiện ≤ 24 tháng tuổi và đang bắt đầu mùa RSV
  • Trẻ mắc tim bẩm sinh có rối loạn huyết động, hiện ≤ 24 tháng tuổi và đang bắt đầu mùa RSV


Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm bắp 1 liều/tháng (15mg/kg/ liều) và không làm ảnh hưởng tới các loại vắc-xin khác mà trẻ sử dụng. Một liều Palivizumab có tác dụng trong khoảng 30 ngày nên trẻ sẽ được tiêm liên tiếp 5 mũi trong mùa RSV.   
Nirsevimab được tiêm một lần cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong mùa RSV đầu tiên của chúng.

Tác dụng phụ thường gặp: Thường nhẹ, chủ yếu là sốt, phát ban và sưng đỏ tại vị trí tiêm.

Hiện nay, kháng thể đơn dòng Palivizumab đang có sẵn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). Để biết thêm thông tin chi tiết về kháng thể đơn dòng Palivizumab và lịch tiêm phù hợp cho trẻ, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline (028) 3910 9999 hoặc inbox Fanpage để được tư vấn.

----------- 

 Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) 
☎Hotline: (028) 3910 9999 
🌏Website: www.aih.com.vn 
📍Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

  • bởi Admin AIH
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Orly Attia Dafni

Orly Attia Dafni

Khoa nhi

Bác sĩ Orly Dafni Attia là bác sĩ nhi khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em trong nhiều lĩ...

Phạm Công Luận

Phạm Công Luận

Khoa nhi

Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mện...

Bùi Thị Thùy Tâm

Bùi Thị Thùy Tâm

Khoa nhi

Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công...

Lê Thi Thanh Liêm

Lê Thi Thanh Liêm

Khoa nhi

Là một nữ Bác sĩ của khoa Nhi với lòng yêu nghề và yêu trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Thanh Liêm đã có h...

Trần Võ

Trần Võ

Khoa nhi

Bác sĩ Trần Võ với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh, được đào tạo chuyên môn bác s...

Trần Thị Lam

Trần Thị Lam

Khoa nhi

Bác sĩ Trần Thị Lam có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vưc Nhi – Sơ sinh và hiện đang công tác tại...

Nguyễn Thị Hồng Huyên

Nguyễn Thị Hồng Huyên

Khoa nhi

Với hơn 10 năm học tập, nghiên cứu với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi hô hấp, Thạc sĩ Bác sĩ Ng...

Ngô Vũ Bích Ngọc

Ngô Vũ Bích Ngọc

Khoa nhi

Bác sĩ Ngô Vũ Bích Ngọc có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Cấp cứu và hồi sức Nhi khoa, Nhi tổ...

Nguyễn Trường Giang

Nguyễn Trường Giang

Khoa nhi

Bác sĩ Nguyễn Trường Giang có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh, chuyên sâu về điề...

Huỳnh Hoàng Anh

Huỳnh Hoàng Anh

Khoa nhi

ThS.BS.CKI Huỳnh Hoàng Anh tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Y Dược TPHCM năm 2009 và tiế...