Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ - NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

09/09/2024

0
Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) là một thuật ngữ bao gồm nhiều thay đổi thoái hóa tiến triển ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của đốt sống cổ (đĩa đệm giữa các đốt sống, khớp mặt, khớp Luschka, dây chằng vàng, và các mảnh xương). Quá trình thoái hóa đốt sống thường không có triệu chứng, biểu hiện của các triệu chứng chung ở vùng cột sống cổ thường dưới dạng đau mỏi gáy cổ và cứng cổ, có thể đi kèm với các triệu chứng rễ khi có sự chèn ép các cấu trúc thần kinh, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. 
 
► Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
 
Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên trở lên và được phát hiện tình cờ trên phim X-quang khi bệnh nhân có hiện tượng đau mỏi gáy cổ, cứng cổ, đi khám và được bác sĩ cho chỉ định. Hình ảnh trên phim cho thấy đặc xương dưới sụn, sụp lún mặt khớp và có thể có gai. Đây là tình trạng liên quan đến sự thay đổi của xương, đĩa đệm và các khớp ở cổ, xương và dây chằng trở nên dày lên, xâm lấn vào không gian của phần ống sống. 

 
► Một số nguyên nhân khác gây thoái hóa đốt sống cổ
 
Có những nguyên nhân khác có thể gây ra thoái hóa đốt sống cổ ngoài tuổi tác, bao gồm:
 
  • Tiền sử gia đình bị thoái hóa đốt sống cổ: Tình trạng này có thể do di truyền.
  • Chấn thương hoặc tai nạn ở cổ: Nếu bạn từng bị thương ở cổ trong quá khứ, dẫn đến có thể ảnh hưởng đến các đĩa đệm và dây chằng cổ của bạn theo thời gian.
  • Công việc, lối sống hoặc sở thích: Một số nghề nghiệp, sở thích hoặc môn thể thao khiến bạn phải di chuyển cổ theo cùng một cách lặp đi lặp lại, hoặc bắt bạn phải ngẩng đầu lên nhiều lần hoặc trong thời gian dài. Điều này có thể gây căng thẳng cho các đĩa đệm và dây chằng cổ.
  • Hút thuốc: Có mối liên hệ giữa việc hút thuốc và đau cổ.
  • Trầm cảm: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nguy cơ gia tăng thoái hóa đốt sống cổ ở những người bị trầm cảm.
  • Hoạt động sai tư thế: Các hoạt động sai tư thế như cúi ngửa nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các đĩa đệm và dây chằng cổ theo thời gian.
  • Mất nước đĩa đệm: Khi các đĩa đệm đốt sống cổ của bạn khô đi theo thời gian, chúng co lại, giảm khả năng đệm và gây ra tiếp xúc xương với xương.
  • Thoát vị đĩa đệm: Nếu một đĩa đệm bị nứt, nó có thể chèn ép và ấn vào tủy sống hoặc rễ thần kinh.
  • Gai xương: Cột sống có thể hình thành các mấu xương bất thường gọi là gai xương. Những gai xương này thu hẹp bên trong cột sống hoặc các lỗ nơi các dây thần kinh cột sống thoát ra, một tình trạng liên quan gọi là hẹp ống sống cổ.
  • Dây chằng cứng: Dây chằng là các dải mô giúp giữ xương và khớp ở đúng vị trí. Chúng có thể bị cứng theo thời gian, khiến khó di chuyển hoặc cúi cổ.



► Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở người bệnh thoái hóa đốt sống cổ
 
  • Đau và cứng cổ
  • Đau đầu có thể bắt đầu từ cổ
  • Đau ở vai hoặc cánh tay
  • Không thể quay đầu hoặc cúi cổ hoàn toàn, đôi khi gây cản trở khi lái xe
  • Tiếng “rắc rắc” khi xoay cổ
  • Một số triệu chứng ít gặp hơn, bao gồm chóng mặt, đau đầu, đánh trống ngực (nhịp tim nhanh, đập mạnh hoặc bỏ nhịp), buồn nôn, khó chịu ở bụng hoặc hệ tiêu hóa, ù tai, mờ mắt và giảm trí nhớ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy đau cổ mãn tính từ các nguyên nhân như thoái hóa đốt sống cổ có liên quan đến huyết áp cao.

Các triệu chứng này có xu hướng cải thiện khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng và cuối ngày.

 
1. Triệu chứng của đau rễ thần kinh:

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra tình trạng đau rễ thần kinh cổ, do gai xương chèn ép các dây thần kinh khi chúng ra khỏi xương của đốt sống. Triệu chứng phổ biến nhất là đau lan xuống một hoặc cả hai cánh tay. Cơn đau này có thể giảm bớt nếu bạn đặt tay lên đỉnh đầu. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác ở vai, cánh tay, ngực hoặc lưng trên, và chúng có thể trở nên nặng hơn khi bạn cử động vùng cổ, bao gồm:
 
  • Cảm giác kim châm hoặc ngứa ran ở ngón tay hoặc bàn tay
  • Yếu cơ
  • Mất cảm giác
  • Phản xạ yếu 
 
2. Triệu chứng của bệnh lý tủy sống cổ:
 
Nếu thoái hóa đốt sống cổ gây áp lực lên tủy sống (hẹp ống sống cổ), nó có thể gây bệnh lý tủy sống cổ. Các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ kèm theo bệnh lý tủy sống bao gồm:
 
  • Cảm giác kim châm, tê, và/hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân
  • Mất phối hợp và khó khăn khi đi lại
  • Phản xạ bất thường
  • Co thắt cơ
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột (tiểu không tự chủ)

3. Chóng mặt do thoái hóa đốt sống cổ
 
Mặc dù không phổ biến, một số người bị thoái hóa đốt sống cổ có thể bị chóng mặt. Nếu bạn bị chóng mặt do thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể gặp:
 
  • Cảm giác như đang trôi nổi
  • Choáng váng
  • Cảm giác không ổn định hoặc thiếu phối hợp
  • Thay đổi tư thế
  • Thay đổi thị lực, như mắt di chuyển nhanh
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu
     
4. Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ
 
Những người bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt liên quan đến viêm khớp, có thể bị đau đầu.
 
► Thoái hóa đốt sống cổ có ảnh hưởng đến não không?

Có thể ảnh hưởng chức năng vận động, di chuyển, kỹ năng tư duy, và chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

1. Khám lâm sàng: Bác sĩ có thể đề cập đến một số câu hỏi bao gồm:
 
  • Khi nào cơn đau bắt đầu và cảm giác cụ thể như thế nào? kéo dài trong bao lâu?
  • Có điều gì đặc biệt xảy ra khi cơn đau bắt đầu không?
  • Bạn có làm gì để giảm đau hoặc làm cơn đau biến mất không? 
  • Bạn đã từng bị thương ở cổ hoặc gặp vấn đề tương tự trước đây chưa?...
     
Bác sĩ có thể kiểm tra phản xạ, trương lực cơ của toàn bộ cánh tay, cảm giác, vận động, và quan sát cách bạn đi bộ để xem bạn có bị rối loạn thần kinh hay không.
 
2. X-quang cổ: X-quang cột sống cổ có thể xác định những bất thường như hình ảnh thoái hóa, gai xương, hẹp lỗ liên hợp… 
3. Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp xác định chính xác hơn về các thay đổi trong đốt sống, bao gồm cả các dây thần kinh bị chèn ép.
4. Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thuốc: Giúp cung cấp hình ảnh chi tiết để nhìn thấy tủy sống và ống sống, và rễ thần kinh cụ thể hơn.
5. Điện cơ (EMG): Xác định tổn thương thần kinh ngoại biên hay bệnh lý rễ thần kinh.


 
 Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

1. Điều trị nội khoa: Chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm:
 
  • Nghỉ ngơi
  • Sử các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) hoặc opioid..
  • Cố định bằng đeo nẹp cổ để hạn chế vận động vùng cổ.
  • Các hình thức vật lý trị liệu khác, bao gồm liệu pháp chườm nóng, lạnh, kéo giãn hoặc vận động trị liệu.
  • Tiêm thuốc phong bế vùng cổ giúp giảm đau.
     
2. Điều trị phẫu thuật: phẫu thuật được thực hiện khi có hiện tượng thoát vị đĩa đệm, chèn ép tủy, hoặc các rễ, cột sống mất vững…
 
3. Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu, giúp tăng cường sức cơ ở cổ, vai, cánh tay như các phương pháp xoa bóp, kéo dãn… giúp làm giảm đau hiệu quả cho người bệnh.

 
► Những lưu ý cho người bệnh sau khi điều trị  
 
Tập thể dục thường xuyên đều đặn có thể giúp cải thiện sự vận động của cổ. Trong trường hợp gây ra cảm giác khó chịu trong quá trình tập luyện thì liên hệ ngay với bác sĩ để có thể hướng dẫn tập luyện hiệu quả hơn. 
 
► Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả 

Một số phương pháp dưới đây có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ hoặc làm chậm quá trình này.  
 
  • Bảo vệ cổ của bạn: Các bài tập bảo vệ cổ trước quá trình hoạt động thể dục thể thao, không kéo căng cổ hoặc di chuyển đầu qua lại quá nhanh. Khi thực hiện các hoạt động có thể gây hại cho cổ, hãy sử dụng các thiết bị an toàn phù hợp như nẹp cổ
  • Tránh lặp đi lặp lại các động tác: Như nhìn lên và với tay lên trên. 
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp qua các bài tập yoga điều trị thoái hóa đốt sống cổ.  

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 23/11/2024

    CHƯƠNG TRÌNH BỔ SUNG VITAMIN A ĐỢT 2 CHO TRẺ 6 – 35 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)

  • 22/11/2024

    GS.BS SAIJO YASUO - BẬC THẦY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN AIH: "65% BỆNH NHÂN UNG THƯ CÓ THỂ SỐNG TRÊN 5 NĂM VÀ TỈ LỆ NÀY ĐANG ĐƯỢC CẢI THIỆN"

  • 20/11/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ THÀNH LẬP TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẦM CỠ KHU VỰC

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Hồng Trung

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Nguyễn Viết Thịnh

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    Mong muốn có thể giúp đỡ được nhiều người là động lực để Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Viết Thịnh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành Bác sĩ. Có cơ hội làm việc ở nhiều bệnh viện lớn, học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ nước ngoài, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Viết Thịnh không ngừng nỗ lực nâng cao kiến thức chuyên môn về Chấn thương chỉnh hình, tích luỹ kinh nghiệm trong từng ca bệnh và luôn tận tâm với nghề thầy thuốc cao quý. 

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm