Táo bón là căn bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, chiếm đến 5% số lần thăm khám nhi khoa Tuy vậy, bố mẹ không nên chủ quan mà tự điều trị táo bón cho con tại nhà, bệnh không được chữa đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề hơn như giảm sức đề kháng, biếng ăn, rối loạn đường ruột…
► Khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, hãy đưa trẻ đến ngay AIH để được thăm khám kịp thời.
-
Tần suất đại tiện giảm rõ rệt, ít hơn 3 lần/tuần.
-
Đại tiện khó ra phân hoặc thậm chí không thể ra phân.
-
Phân cứng, có hình dạng theo từng viên nhỏ, thô như phân thỏ hoặc phân dê.
-
Đại tiện ra máu, thậm chí gây đau hậu môn ở trẻ.
-
Đau bụng dữ dội, có cảm giác đầy bụng, chướng hơi.
-
Một số biểu hiện bên ngoài: trẻ ngồi xéo chân, ngồi bấu chặt mông, khó chịu…
► Nguyên Nhân Gây Ra Táo Bón Ở Trẻ Em
-
Nhịn đại tiện: Vì ham chơi, mải mê học hành hoặc ngại dùng vệ sinh công cộng mà trẻ có xu hướng nhịn đại tiện, gây ứ đọng vùng hậu môn góp phần gây bệnh táo bón.
-
Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: Trẻ ít ăn các loại rau củ quả giàu chất xơ và không thường xuyên uống nước sẽ có nguy cơ mắc táo bón cao hơn các đứa trẻ bình thường.
-
Dùng thuốc quá nhiều: Sử dụng quá nhiều thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cũng gây nóng cho cơ thể, làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ em.
-
Một số lý do khác: Dị ứng với sữa bò, thay đổi thói quen đột ngột, yếu tố di truyền…
► Các Biện Pháp Phòng Tránh Táo Bón Hiệu Quả
Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
-
Cung cấp đầy đủ chất cho trẻ: Cung cấp đầy đủ chất xơ cho trẻ bằng rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ nên ăn tầm 20-38gr chất xơ mỗi ngày tùy theo độ tuổi và giới tính của trẻ. Ngoài ra cũng đừng quên cho trẻ uống nước đều đặn mỗi ngày.
-
Tăng cường hoạt động thể chất: các bài tập thể dục giúp điều tiết chức năng ruột, ngăn ngừa nguy cơ mắc táo bón.
-
Tạo thói quen đại tiện hợp lý cho trẻ: tập cho trẻ luôn đi vệ sinh sau mỗi bữa ăn, có thể cân nhắc dùng ghế kê chân trong nhà vệ sinh để hỗ trợ quá trình đại tiện suôn sẻ hơn.
-
Đối với trẻ có phân cứng gây đi cầu khó, nứt hậu môn, cần có sự can thiệp bác sĩ, cho thuốc mềm phân, cho trẻ dễ đi cầu hơn sau đó tập thói quen đi cầu. Nếu trẻ có ứ phân thì phải tiến hành tháo xổ phân ngay.
Trên đây là những biểu hiện của táo bón ở trẻ em bố mẹ có thể nhận biết và theo dõi và phòng tránh tại nhà. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời.
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận