Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH Ở TRẺ SƠ SINH

07/02/2020

0
Tại sao trẻ sơ sinh cần được sàng lọc khiếm thính?
 
Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh có thể nghe bình thường, nhưng vẫn có 1 đến 3 bé trong số 1.000 bé bị giảm thính lực. Nếu không có xét nghiệm sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh, thì rất khó để phát hiện tình trạng mất thính lực trong những tháng năm đầu đời của bé. Khoảng một nửa số trẻ bị mất thính lực không có yếu tố nguy cơ nào cả.
 
Trẻ em học hỏi ngay từ thời điểm chúng được sinh ra. Một trong những cách chúng học là thông qua thính giác. Nếu thính giác có vấn đề mà trẻ không được điều trị đúng và can thiệp sớm, trẻ sẽ gặp khó khăn trong phát âm và phát triển ngôn ngữ.
 
Khám sàng lọc thính giác sơ sinh có thể phát hiện tình trạng mất thính lực có thể xảy ra trong những ngày đầu tiên của cuộc đời em bé. Nếu phát hiện thấy mất thính lực, các xét nghiệm tiếp theo sẽ được thực hiện để xác nhận kết quả. Khi mất thính lực được xác nhận, điều trị và can thiệp sớm nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Các nghiên cứu cho thấy trẻ bị mất thính lực được can thiệp sớm thích hợp trước 6 tháng tuổi thường phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và học tập tốt.
 
Khi nào thực hiện sàng lọc?
 
Nếu bạn sinh con tại bệnh viện, sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh được thực hiện trước khi xuất viện. Nếu không, nó sẽ được thực hiện bởi một chuyên viên y tế trong vòng vài tuần đầu tiên. Lý tưởng nhất, xét nghiệm được thực hiện trong 4 đến 5 tuần đầu tiên, nhưng có thể trong vòng 3 tháng tuổi.
 
Sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh được thực hiện như thế nào?
 
Có 2 xét nghiệm sàng lọc có thể được sử dụng:
 
Đo âm ốc tai (OAE)— Nghiệm pháp này đo các sóng âm được tạo ra ở tai trong. Một đầu dò nhỏ được đặt ngay bên trong ống tai của trẻ. Nó đo lường đáp ứng (âm thanh dội lại) khi tiếng click được phát vào tai trẻ.
 

• Đo đáp ứng thính giác thân não (AABR)— Nghiệm pháp này đo lường cách mà dây thần kinh thính giác phản ứng với âm thanh. Tiếng click được phát ra qua tai nghe mềm vào tai của em bé. Ba điện cực được gắn lên vùng đầu em bé để đo đáp ứng của dây thần kinh thính giác.

Cả hai nghiệm pháp này đều nhanh (khoảng 5 đến 10 phút), không đau và được thực hiện trong khi bé đang ngủ hoặc nằm yên. Có thể sử dụng một hoặc cả hai nghiệm pháp.
 
Khi nào tôi biết kết quả?
 
Bạn sẽ được báo kết quả ngay sau khi làm xong thử nghiệm.
 
Kết quả có ý nghĩa gì?
 
Nếu sàng lọc cho thấy có phản ứng rõ ràng từ cả hai tai của bé, gần như chắc chắn là bé không bị khiếm thính.
 
Nếu sàng lọc không thấy có phản ứng rõ ràng từ một hoặc cả hai tai của bé, thì em bé của bạn sẽ cần phải làm thử nghiệm lần hai. Điều này không có nghĩa là em bé của bạn bị điếc. Lịch hẹn lặp lại sàng lọc là lúc trẻ được 1 tháng tuổi. 
 
Kết quả sàng lọc ban đầu có thể bị ảnh hưởng bởi:
 
• Sự hiện diện của dịch ối hoặc chất gây trong ống tai 
 
• Dịch tai giữa tạm thời
 
• Khu vực sàng lọc quá ồn ào hoặc bé không nằm yên.
 
Nếu không thấy phản ứng rõ ở một hoặc cả hai tai tại thời điểm sàng lọc lần 2, em bé của bạn sẽ được giới thiệu đến chuyên gia thính học nhi để xác định xem bé thực sự có vấn đề về thính giác hay không.
 
Nếu phát hiện bị khiếm thính, bạn có thể làm gì?
 
Điều này phụ thuộc vào loại khiếm thính của bé. Tất cả các bé khiếm thính nên được khám với một bác sĩ chuyên về thính học có kinh nghiệm với trẻ sơ sinh, bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ mắt nhi khoa. Một số trẻ khiếm thính cũng có thể có vấn đề về thị lực. Trẻ cũng có thể cần khám bác sĩ di truyền học để xem có nguyên nhân di truyền nào gây mất thính giác hay không.
 
Bác sĩ chuyên thính học cùng bác sĩ tai mũi họng có thể làm các thử nghiệm thính giác đặc biệt để xác định mức độ giảm thính lực của bé và có thể làm gì để giúp đỡ bé.
 
Nếu bé điếc vĩnh viễn, có thể dùng các thiết bị trợ thính và các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ và lời nói. Đôi khi, phẫu thuật có thể có ích. 
 
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 04/01/2025

    PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG TÌM LẠI “ĐÔI CHÂN LÀNH” CHO BỆNH NHI 6 THÁNG TUỔI DỊ TẬT CHÂN KHOÈO BẨM SINH

  • 31/12/2024

    LỚP TIỀN SẢN 12.01: SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU GIÚP MẸ VƯỢT CẠN NHẸ NHÀNG

  • 23/12/2024

    THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG TẾT DƯƠNG LỊCH 2025

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Orly Attia Dafni

    Khoa Nhi

    Bác sĩ Orly Dafni Attia là bác sĩ nhi khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Chuyên môn của bác bao gồm chẩn đoán và điều trị trẻ em mắc chứng tự kỷ, các bệnh về nhiễm trùng, các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ em. Bác sĩ Orly đã từng công tác tại nhiều phòng khám y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh kể từ năm 2009 như Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc, Phòng khám Raffles Medical và Family Medical Practice. 

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với hơn 16 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm