13/12/2018
00Mổ lấy thai đang trở thành “trào lưu” của nhiều thai phụ, thế nhưng chỉ 15% - 20% trường hợp được chỉ định mổ lấy thai. Vậy khi nào sinh thường và lúc nào sinh mổ?
Sinh thường hay sinh mổ đều do bác sĩ chẩn đoán theo dõi từng trường hợp cụ thể để đưa ra phương pháp sinh thích hợp, an toàn nhất cho cả mẹ lẫn con.
Mẹ sinh thường khi nào?
Sinh thường luôn phù hợp với sinh lý tự nhiên, chỉ trừ những trường hợp khung chậu của người mẹ bị hẹp hoặc trọng lượng thai quá to (trên 4.000 g), hoặc thai nhi nằm ở vị trí bất thường như nằm ngang hay ngược. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích khi sinh thường:
- Khi sinh thường, mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn, cho con bú sớm (1 giờ sau sinh), chăm sóc bé ngay và có thể tự đi lại sau vài giờ “vượt cạn”.
- Mẹ sinh thường, bé sẽ được bú sữa non (có trong 72 giờ đầu sau sinh). Sữa non chứa nhiều kháng thể, các loại vitamin và vi chất; vì vậy sẽ giúp trẻ tăng đề kháng, bảo vệ trẻ trước một số tác nhân gây bệnh.
- Những căng thẳng, lo lắng suốt 9 tháng mang thai sẽ tan biến khi mẹ nhìn thấy con khỏe mạnh. Thậm chí, khi nhìn thấy thiên thần nhỏ nằm kế bên, thấy rõ mặt con, người mẹ càng thêm động lực sống, vượt qua mọi khó khăn hiện tại.
Ai phải sinh mổ?
Sinh mổ là một lựa chọn trong những tình huống cấp cứu hoặc theo dõi sinh thường có ảnh hưởng đến sức khỏe bé – mẹ (kẹt vai, suy thai, vỡ tử cung).
- Thai quá to so với khung chậu của mẹ thì buộc phải sinh mổ. Nếu sinh thường, trẻ có thể bị kẹt vai, gây liệt đám rối thần kinh cánh tay, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.
- Khung chậu của mẹ hẹp nếu để chuyển dạ bình thường sẽ đưa đến vỡ tử cung. Hay nhau tiền đạo chảy máu nhiều, cần phải mổ, may cầm máu. Đôi khi phải cắt tử cung.
- Sẽ mổ lấy thai những trường hợp ngôi thai bất thường như ngôi mông, ngôi ngang. Với những trường hợp cấp cứu buộc phải sinh mổ như: suy thai vì sinh ngã âm đạo, em bé có nguy cơ mất tim thai.
- Thậm chí, trong trường hợp mẹ được chỉ định sinh thường, nhưng khi vỡ ối, sa dây rốn buộc phải chuyển sang sinh mổ, vì đầu em bé chèn vào dây rốn gây suy thai hoặc tử vong bé.
Sợ sinh thường căng thẳng, muốn sinh mổ được không?
Mổ lấy thai chủ động cũng là phương pháp sinh nhưng trong những trường hợp: nhau tiền đạo trung tâm đủ tháng, thai đủ trưởng thành trên thai phụ có vết mổ bắt con nhiều lần trước đó. Thế nhưng, trong trường hợp, thai phụ căng thẳng, lo sợ trải qua cơn chuyển dạ đau đớn có mong muốn sinh mổ chủ động vẫn được chấp nhận sau khi được bác sĩ tư vấn đầy đủ những diễn biến bất lợi khi sinh mổ.
- Sinh mổ phải chấp nhận rủi ro từ gây mê, gây tê, dù tỷ lệ này rất thấp. Gây mê bắt buộc đặt nội khí quản có thể gây viêm phổi, gây tê vào tủy sống có thể gây đau đầu, đau lưng sau đó.
- Sinh mổ có vết thương tại tử cung, thành bụng. Vì vậy, có nguy cơ nhiễm trùng từ mức độ nhẹ đến nặng.
Tóm lại, để quyết định sinh thường hay sinh mổ, sản phụ đều cần được bác sĩ theo dõi để có chẩn đoán cụ thể và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất cho trường hợp của mình.
GS. TS. BS. Nguyễn Duy Tài
Cố vấn Chuyên môn Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
Khoa Chấn thương chỉnh hình
ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
Tìm hiểu thêmKhoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Đơn vị Ung Bướu
Giáo sư - Bác sĩ Saijo Yasuo là chuyên gia hàng đầu về ung thư nội khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Saijo Yasuo từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện danh tiếng chuyên về ung bướu tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2024, Bác sĩ Saijo Yasuo đảm nhiệm vai trò bác sĩ cấp cao tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), nơi ông sẽ mang đến những phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến với tiêu chuẩn quốc tế cho bệnh nhân tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), Giáo sư Saijo Yasuo từng giữ vai trò Trưởng khoa và Giáo sư tại Bệnh viện Đại học Y Hirosaki và Bệnh viện Đại học Tohoku. Ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với những nghiên cứu đột phá và tâm huyết trong lĩnh vực ung bướu, đóng góp to lớn vào việc chăm sóc bệnh nhân và giáo dục y khoa.
Tìm hiểu thêmKhoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Bác sĩ Jadranka Mihajlovic tốt nghiệp năm 2001 tại Đại học Y khoa Serbia. Bác được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm bao quát trong các lĩnh vực chuyên môn Nội khoa, Bệnh truyền nhiễm, các trường hợp Cấp cứu Nội khoa và Chấn thương. Bác đã làm việc tại các cơ sở y tế lớn nhỏ và xử lý các tình huống cấp cứu gồm tai nạn giao thông và chuyển bệnh bằng đường hàng không. Trong những năm gần đây, Bác sĩ Jadranka đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính cá nhân hóa nhiều hơn để điều trị cho bệnh nhân. Điều này bao gồm phối hợp việc thay đổi lối sống, tư vấn cải thiện sức khỏe tinh thần, kết hợp với các chất bổ sung nếu cần và tùy biến việc kê đơn thuốc phù hợp với nhu cầu riêng của từng người.
Tìm hiểu thêm
Bình luận