Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

NĂM LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

09/03/2020

0
Đối với bệnh nhân ung thư, biếng ăn là vấn đề thường gặp nhất. Nguyên nhân chủ yếu do sự phát triển của khối u làm ảnh hưởng khả năng nhai nuốt và hấp thu chất dinh dưỡng, bên cạnh đó tác dụng phụ của quá trình điều trị làm cho bệnh nhân khô miệng, thay đổi vị giác, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Ngoài ra, một số bệnh nhân lại có quan niệm kiêng kỵ nhiều loại thực phẩm, sợ ăn nhiều chất dinh dưỡng sẽ nuôi tế bào ung thư càng làm cho quá trình suy mòn nghiêm trọng hơn. 
 
Hãy cùng tham khảo một số lời khuyên quý giá từ các chuyên gia dinh dưỡng nhằm nâng đỡ thể trạng và hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân.
 
- Nếu bệnh nhân bị khô miệng: 
 
+ Ngậm kẹo cứng không đường hoặc nhai chewing gum để kích thích tuyến nước bọt.
 
+ Nên uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên trong ngày để giữ ẩm cho miệng.
 
+ Tránh nước trái cây hoặc nước ngọt chứa nhiều đường hoặc có tính acid cao vì dễ gây sâu răng.
 
+ Hạn chế chất kích thích chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực vì caffeine có thể làm cho tình trạng khô miệng nghiêm trọng hơn.
 
+ Súc miệng với nước sạch nhiều lần trong ngày và trước khi ăn.
 
+ Cấu trúc thực phẩm nên ở dạng mềm, mịn, ẩm ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ mát.
 
+ Tránh các thực phẩm cứng hoặc khô (như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn).
 
- Nếu bệnh nhân bị lở miệng: 
 
+ Tránh những thực phẩm chua (VD: cam, chanh) hoặc mặn (VD: sản phẩm muối chua). 
 
+ Tránh thực phẩm cứng và khô như bánh quy giòn, bánh mì khô, bánh snack, các loại hạt. 
 
+ Tránh có thức ăn có nhiều gia vị gây kích thích niêm mạc miệng như ớt, cà ri, tiêu, v.v…
 
+ Nên dùng thức ăn nguội, ấm hoặc lạnh. 
 
+ Dùng thực phẩm có cấu trúc mềm, mịn, hoặc lỏng (VD: súp xay, khoai tây nghiền).
 
+ Tránh dùng nước súc miệng có chứa cồn.
 
+ Tránh uống rượu, đồ uống có gas hoặc caffeine.
 
- Nếu bệnh nhân hay buồn nôn: 
 
+ Chia nhỏ thành 5 - 6 bữa/ngày, thay vì 3 bữa lớn.
 
+ Nên ăn các thực phẩm khô như bánh quy, ngũ cốc khô, bánh mì khi mới thức dây buổi sáng và mỗi vài giờ trong suốt cả ngày.
 
+ Chế biến bằng các phương pháp ít dậy mùi như luộc, hấp, nấu canh và sử dụng ít gia vị. 
 
+ Nên dùng thực phẩm nguội, ấm thay vì thức ăn nóng.
 
+ Tránh các thực phẩm quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ.
 
+ Không nên nằm ngay trong 1 giờ sau khi ăn, thay vào đó bạn ngồi ghế dựa cao đầu.
 
+ Uống nước từng ngụm khoảng 15 - 20 phút/lần, mỗi lần khoảng 50 ml để tránh mất nước.
 
- Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi đi tiêu:
 
+ Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám.
 
+ Ăn uống điều độ, đúng giờ.
 
+ Tăng cường vận động thể chất.
 
+ Uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
 
- Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy:
 
+ Uống nhiều nước / chất lỏng (không có ga).
 
+ Chia nhỏ thành 5 - 6 bữa/ngày.
 
+ Tránh các thực phẩm quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ.
 
+ Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và giàu kali (VD: nước ép trái cây). 
 
+ Không nhai chewing, ăn kẹo, hoặc đồ ngọt có đường alcohol (Ex: sorbitol, mannitol, or xylitol).
 
Khi bị tiêu chảy, nên hạn chế thực phẩm chứa lactose (VD: sữa bò) vì khi bị rối loạn tiêu hóa cơ thể tạm thời bị mất enzyme tiêu hóa lactose, và sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. Thay vào đó, bạn có thể ăn sữa chua hoặc phô mai.
 
Khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) có thiết bị đo cơ/mỡ nhằm xác định được mức độ suy mòn do ung thư, từ đó các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra kế hoạch can thiệp  dinh dưỡng phù hợp với thói quen ăn uống, sở thích và diễn biến từ người bệnh. Đặc biệt, đối với các bệnh nhân cần phẫu thuật điều trị ung thư, chúng tôi triển khai Chương trình ERAS (Enhanced Recovery After Surgery) nhằm chuẩn hóa việc chăm sóc trước, trong và sau điều trị mà không thay đổi quy trình điều trị. Tức là, bệnh nhân sẽ được chăm sóc dinh dưỡng, nhằm đảm bảo thể trạng tốt nhất trước khi tiến hành phẫu thuật. Chế độ dinh dưỡng cũng được lên chi tiết theo tiến trình thời gian của quá trình điều trị nhằm đảm bảo khả năng hồi phục tốt nhất, giảm biến chứng, thời gian lưu trú và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân đã xuất viện vẫn được theo dõi diễn biến bệnh và chăm sóc, tư vấn dinh dưỡng phù hợp cho đến khi hoàn toàn bình phục.
 
-------------------- 
 
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH: 
 
☎️ Hotline: (028) 3910 9999 
🌏 Website: www.aih.com.vn 
📍Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 27/03/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 07.04.2024 - THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ

  • 18/03/2024

    VÌ SAO MẸ NÊN THỰC HIỆN SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT SỚM?

  • 15/03/2024

    ĐAU NỬA ĐẦU MIGRAINE | NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Lê Phạm Anh Vy

    Khoa Dinh Dưỡng

    Bác sĩ Lê Phạm Anh Vy tốt nghiệp bác sĩ CKI tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch . Nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe ở lĩnh vực Dinh dưỡng, bác sĩ Anh Vy đã đạt được nhiều chứng chỉ về dinh dưỡng trong nước và quốc tế. Với kinh nghiệm 5 năm làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố với vị trí bác sĩ Nhi - Dinh dưỡng, hiện nay bác sĩ Anh Vy đang giữ vị trí Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm