Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

MẸ CẢM CÚM - BÉ CÓ NÊN NGƯNG DÙNG SỮA MẸ?

15/04/2020

0
Sữa mẹ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống lại nhiều bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả cảm cúm. Nếu nghi ngờ hoặc có triệu chứng bị cảm cúm, mẹ nên thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để tránh lây sang cho trẻ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
 
Cúm có thể lây truyền qua sữa mẹ hay không?
 
Cúm không lây sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Cúm lây lan chủ yếu từ người sang người qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, khi một người chạm vào bề mặt hoặc vật có virus cúm và chạm vào mũi hay miệng của họ.
 
Tôi có nên ngừng cho con bú nếu nghi ngờ bị nhiễm cảm cúm?
 
Miễn là bạn chưa bị bệnh, hãy tiếp tục cho con bú. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể, giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của bé. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu phát triển các triệu chứng cúm, hãy thận trọng hơn để bảo vệ em bé của bạn. Lựa chọn tốt nhất là hút sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú.
 
Làm thế nào bảo vệ trẻ khỏi bị lây nhiễm cúm từ mẹ?
 
Khi đang bị cảm cúm, bạn sẽ muốn hạn chế tiếp xúc với con. Ngoài việc nhờ người khác cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng bình, nếu có thể, hãy cố gắng hạn chế nguy cơ lây bệnh cho trẻ theo những cách khác. Ví dụ:
 
  • Trước khi vắt sữa, mẹ nên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm. 
  • Đặt một chiếc chăn vải khô, sạch giữa mẹ và bé mỗi khi bế hoặc cho bé ăn.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi chạm hoặc bế bé. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng chất tẩy rửa tay chứa cồn.
  • Thường xuyên làm sạch bề mặt vật dụng gia đình, chẳng hạn như quầy bếp, bồn rửa, công tắc đèn và tay nắm cửa.
  • Đeo khẩu trang. Hoặc nếu mẹ không thể đeo khẩu trang, hãy nhớ hắt hơi, ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy và vứt nó đi, sau đó rửa sạch tay.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống, ly uống nước, khăn lau, khăn, giường, gối hoặc chăn cho đến khi bạn không còn triệu chứng ít nhất năm ngày.
 
Tôi có thể uống thuốc trị cảm cúm nếu tôi đang cho con bú?
 
Bạn có thể uống thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ trong khi cho con bú. 
 
Làm thế nào để ngừa cảm cúm cho chính bạn và con yêu?
 
Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và bé khỏi bệnh cúm. Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng mọi người - bao gồm cả phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú - nên tiêm vắc-xin đều đặn hàng năm. Trẻ sơ sinh không thể chủng ngừa cho đến khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi nhưng nếu mẹ và người thân thường xuyên tiếp xúc gần gũi với bé được tiêm phòng cúm thì đồng nghĩa với việc bé sẽ có cơ hội được sống khỏe mạnh hơn đấy!
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 29/04/2024

    KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN - NỀN TẢNG CHO CUỘC SỐNG LỨA ĐÔI HẠNH PHÚC

  • 26/04/2024

    THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5 NĂM 2024​

  • 24/04/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 05.05.2024 - SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với gần 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Trần Võ

    Khoa Nhi

    Bác sĩ Trần Võ với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh, được đào tạo chuyên môn bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ CKI tại Đại Học Y Dược TP.HCM và hoàn thành nhiều bằng cấp chứng chỉ đào tạo liên tục tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện tại Bác sĩ Trần Võ đang giữ vai trò bác sĩ Nhi & Sơ sinh - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm