Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

KHUYẾN CÁO MỚI NHẤT CỦA WHO VÀ CỦA BỘ Y TẾ VIỆT NAM: AI VÀ KHI NÀO CẦN MANG KHẨU TRANG Y TẾ?

25/03/2020

0
Việc đeo khẩu trang y tế khi không có chỉ định thường gây lãng phí và có thể khiến mọi người bỏ qua các biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi dịch corona như: Rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh cá nhân, vật dụng, đồ dùng...
 
1. Có nên đeo khẩu trang thường xuyên giữa mùa dịch?
 
Việc mang khẩu trang y tế giữa mùa dịch COVID-19 là biện pháp tốt, giúp phòng tránh lây lan. Tuy nhiên, có nên đeo khẩu trang thường xuyên giữa mùa dịch hay không? Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế mọi lúc mọi nơi, gây ngộp thở và khó chịu cho người dùng.
 
Vậy khi nào và những ai mới cần đeo khẩu trang? Khuyến cáo của Bộ Y tế cho biết, chỉ những người trong hoàn cảnh sau đây thì nên đeo khẩu trang:
 
  • Khi bắt buộc phải tiếp xúc, hoặc khi chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus corona.
  • Khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với những người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp (như ho, khó thở, chảy nước mũi...)
  • Khi được chỉ định tự theo dõi và cách ly tại nhà
Còn những người khỏe mạnh, không xuất hiện các triệu chứng về bệnh đường hô hấp thì không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế. Mà thay vào đó, người dân chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến những nơi tập trung đông người, phương tiện giao thông công cộng… Thường xuyên giặt ủi sạch khẩu trang vải đế tái sử dụng lại.
 
2. Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách
 
Việc đeo khẩu trang sai cách không chỉ tăng nguy cơ lây bệnh mà còn gây lãng phí tiền bạc. Dưới đây là một số hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách mà người dân cần thực hiện để phòng tránh lây lan virus corona cũng như các bệnh truyền nhiễm khác:
 
  • Đeo đúng mặt: Khi đeo khẩu trang y tế, bạn cần chọn đúng mặt khi đeo để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất. Mặt ngoài thường có màu xanh, mặt trong có màu trắng và có độ phẳng hơn.
  • Đeo đúng chiều: Nếu đeo sai chiều khẩu trang vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong. Mặt trên của khẩu trang thường gắn 1 sợi kim loại nhỏ, sợi kim loại này có thể điều chỉnh độ cong để ép sát theo hình dạng mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sóng mũi khiến vi khuẩn, bụi bặm khó xâm nhập. Mặt dưới của khẩu trang thường có đường dập liền, không có dây kim loại như mặt trên.
  • Đeo đúng cách: Khi đeo khẩu trang, dùng 2 đầu ngón tay của mỗi bàn tay đồng thời lồng 2 dây khẩu trang vào 2 tai hoặc lồng từng bên tai một sau đó chỉnh cho khẩu trang thật cân đối; tiếp theo sử dụng 1 tay để giữ phần trên khẩu trang cố định lại và kéo nhẹ phần dưới giãn ra sao cho phần dưới phủ xuống cằm; tiếp tục sử dụng ngón cái và ngón trỏ của 1 tay bóp nhẹ dây kim loại ở mặt trên khẩu trang để làm tạo độ kín giữa mũi với khẩu trang.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 29/04/2024

    KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN - NỀN TẢNG CHO CUỘC SỐNG LỨA ĐÔI HẠNH PHÚC

  • 26/04/2024

    THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 & 1/5 NĂM 2024​

  • 24/04/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 05.05.2024 - SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Ong Kian Soon

    Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Văn Phi

    Khoa Phụ Sản

    Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi với kinh nghiệm làm việc dày dặn gần 20 năm tại các bệnh viện phụ sản quốc tế lớn, từng giữ vị trí cố vấn cao cấp trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhận được sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp và Quý khách hàng. Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi rất được yêu thích trong cộng đồng mẹ bầu vì tính cách dí dỏm, tâm lý, thân thiện, giúp các bố mẹ tương lai có thể giảm bớt lo lắng trong thai kỳ. Đặc biệt Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi nổi tiếng “mát tay”, chuyên môn cao - vết mổ đẹp và dày dạn kinh nghiệm chăm sóc các ca sinh khó, xử trí các trường hợp sản phụ mắc bệnh lý trong thai kỳ và các tai biến sản khoa thường gặp. Hiện tại, Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi đang giữ vị trí Phó Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH). 

    Tìm hiểu thêm
  • Vũ Nhật Linh

    Khoa Phụ Sản

    Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành Y với vai trò bác sĩ Sản Phụ khoa ở nhiều bệnh viện lớn trong nước với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về sản bệnh lý, hỗ trợ sinh sản, nội soi phụ khoa và đồng thời tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh là một trong những bác sĩ trẻ nhiệt huyết, tích cực đồng hành cùng các sản phụ trong hành trình chào đón thiên thần nhỏ chào đời tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm