Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐAU MỎI VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

13/04/2022

0
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trương Hữu Bảo – Khoa chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
 
Ngồi làm việc nhiều giờ liên tục, ít vận động và duy trì tư thế không phù hợp khiến không ít nhân viên văn phòng đối mặt với tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài, gây ảnh hưởng tới công việc và thậm chí là sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn biết không, chỉ với một vài thay đổi nhỏ trong môi trường và thói quen làm việc dưới đây, bạn đã có thể giảm nguy cơ đau mỏi vai gáy rồi đấy. Hãy thử những bí quyết sau để cải thiện cũng như tránh đau mỏi vai gáy nhé.
 
► Tư thế ngồi đúng:

Một số lưu ý về tư thế ngồi tại bàn làm việc dành cho bạn bao gồm:
 
  • Chân phải đặt vững vàng trên sàn hoặc chỗ để chân;
  • Đùi song song với mặt đất;
  • Lưng dưới cần có chỗ dựa chắc chắn;
  • Khuỷu tay cần có điểm tựa và phải đặt sát vào cơ thể;
  • Cổ tay và bàn tay phải thẳng hàng với bắp tay;
  • Vai thả lỏng.
 
► Sắp xếp lại không gian làm việc:
  • Bàn làm việc phải ngang tầm với khuỷu tay khi bạn ngồi. Nếu bàn quá cao, bạn có thể bị mỏi vai. Nếu không thể thay đổi bàn, hãy cân nhắc lắp đặt bàn phím và chuột có thể điều chỉnh được. ​
  • Màn hình máy tính nên cách bạn một sải tay và phần cao nhất của máy nên ở ngay dưới tầm mắt của bạn. Giữ màn hình và bàn phím ở giữa trước mặt bạn.
  • Điều quan trọng là bạn cần giữ cho các vật dụng mà bạn sử dụng thường xuyên trong tầm với. Việc vặn hoặc kéo căng cơ thể để tiếp cận chúng có thể làm tăng nguy cơ bị đau và chấn thương.
 
► Đầu tư một chiếc tai nghe:
 
  • Nếu công việc của bạn phải trao đổi nhiều bằng điện thoại, hãy cân nhắc sử dụng tai nghe.​
  • Nếu bạn không muốn sử dụng tai nghe, hãy bật loa ngoài, cố gắng tránh ôm điện thoại giữa tai và vai. ​
 
► Nghỉ giải lao và đi bộ thường xuyên:

Thỉnh thoảng, hãy rời khỏi bàn làm việc và đi dạo. Bên cạnh đó, trong mỗi lần nghỉ ngơi, hãy lắc tay và cánh tay của bạn. Đồng thời, bạn nên thư giãn mắt, đầu và cổ bằng cách tập trung tầm nhìn vào điểm cách bạn khoảng 6 mét. ​
 
Tại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), trong quá trình tư vấn và điều trị, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và phác đồ điều trị mới nhất theo tiêu chuẩn Mỹ. ​
 
Quan trọng nhất, bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình cùng bác sĩ vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ cùng phối hợp để lên kế hoạch điều trị và thiết kế bài tập riêng cho từng bệnh nhân dựa trên đánh giá bệnh nhân qua nhiều yếu tố: mức độ bệnh, nghề nghiệp, thói quen chơi thể thao, những bệnh lý khác của bệnh nhân, thời gian tập luyện phù hợp với bệnh nhân.​
 
Bệnh viện cũng được trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại để hỗ trợ giảm đau, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, không gian điều trị lý tưởng hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh tham gia tập luyện, sớm vận động bình thường trở lại.​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 14/10/2024

    ĐAU MẮT CÁ CHÂN: ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

  • 11/10/2024

    PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ MỸ (AIC): CHĂM SÓC TẬN TÂM – UY TÍN VƯỢT TRỘI

  • 10/10/2024

    LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH & HƯỚNG DẪN CẤP CỨU SẶC SỮA

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Nguyễn Hồng Trung

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa và Thạc sĩ Ngoại khoa tại Đại học Y Dược Huế. Bác sĩ Trung có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP.HCM. Từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương. Hiện tại, ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung đang giữ vai trò Giám đốc Y khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).

    Tìm hiểu thêm
  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Nguyễn Thị Như Ái

    Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

    Bác sĩ Nguyễn Thị Như Ái có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng, đặc biệt có chuyên môn sâu về phục hồi chức năng tim mạch, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não và luôn không ngừng nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn. Bác sĩ Nguyễn Thị Như Ái hiện đang đảm nhận vai trò Trưởng Khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ.

    Tìm hiểu thêm
  • Nguyễn Viết Thịnh

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    Mong muốn có thể giúp đỡ được nhiều người là động lực để Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Viết Thịnh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành Bác sĩ. Có cơ hội làm việc ở nhiều bệnh viện lớn, học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ nước ngoài, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Viết Thịnh không ngừng nỗ lực nâng cao kiến thức chuyên môn về Chấn thương chỉnh hình, tích luỹ kinh nghiệm trong từng ca bệnh và luôn tận tâm với nghề thầy thuốc cao quý. 

    Tìm hiểu thêm