Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA HĂM TÃ CHO BÉ
Hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể xảy ra dù ba mẹ chăm sóc vùng mông của bé cẩn thận như thế nào. Hầu hết trẻ mặc tã đều bị hăm tã. Điều trị hăm tã như thế nào và làm sao phòng ngừa tình trạng này, ba mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé.
Nguyên nhân gây hăm tã:
- Trẻ mặc tã ướt hoặc một tã dơ mặc quá lâu. Sự ẩm ướt kéo dài, cọ xát và những chất bài tiết từ nước tiểu có thể gây kích ứng da trẻ.
- Những dạng tã quần plastic có thể làm tình trạng hăm tã nặng hơn do cản trở sự lưu thông khí và làm vùng da mặc tã bị ẩm ướt.
- Xà phòng và những chất tẩy còn sót lại trên tã sau khi giặt cũng góp phần gây hăm.
- Trẻ mắc các bệnh khác như chàm, vảy nến, nhiễm nấm, chốc lở có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn.
Cách chữa hăm tã:
- Thay tã thường xuyên cho trẻ.
- Vệ sinh da trẻ sạch sẽ mỗi khi thay tã.
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa xà phòng để tắm cho trẻ.
- Sử dụng kem chống hăm bảo vệ da của trẻ.
- Nếu dùng tã vải, ba mẹ không nên sử dụng tã chất liệu vải plastic.
Ba mẹ hãy phòng ngừa hăm tã cho trẻ bằng cách:
- Luôn giữ cho da của bé sạch sẽ và khô ráo.
- Để cho da của trẻ được thông thoáng thường xuyên nhất có thể.
-Các loại kem như Vaseline có thể giúp cho làn da của trẻ được bảo vệ tốt nhất.
Khi nào ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
- Tình trạng hăm không cải thiện sau 1 tuần điều trị tại nhà.
- Nổi bóng nước, mụn nhọt, đóng vảy trên vùng da tổn thương.
- Trẻ quấy nhiều và không ngủ được
- Trẻ sốt không rõ lý do
- Vùng hăm lan rộng
- Vùng cuối dương vật của trẻ sưng, đỏ hoặc có vảy
-------------------------------
Nguyên nhân gây hăm tã:
- Trẻ mặc tã ướt hoặc một tã dơ mặc quá lâu. Sự ẩm ướt kéo dài, cọ xát và những chất bài tiết từ nước tiểu có thể gây kích ứng da trẻ.
- Những dạng tã quần plastic có thể làm tình trạng hăm tã nặng hơn do cản trở sự lưu thông khí và làm vùng da mặc tã bị ẩm ướt.
- Xà phòng và những chất tẩy còn sót lại trên tã sau khi giặt cũng góp phần gây hăm.
- Trẻ mắc các bệnh khác như chàm, vảy nến, nhiễm nấm, chốc lở có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn.
Cách chữa hăm tã:
- Thay tã thường xuyên cho trẻ.
- Vệ sinh da trẻ sạch sẽ mỗi khi thay tã.
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa xà phòng để tắm cho trẻ.
- Sử dụng kem chống hăm bảo vệ da của trẻ.
- Nếu dùng tã vải, ba mẹ không nên sử dụng tã chất liệu vải plastic.
Ba mẹ hãy phòng ngừa hăm tã cho trẻ bằng cách:
- Luôn giữ cho da của bé sạch sẽ và khô ráo.
- Để cho da của trẻ được thông thoáng thường xuyên nhất có thể.
-Các loại kem như Vaseline có thể giúp cho làn da của trẻ được bảo vệ tốt nhất.
Khi nào ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
- Tình trạng hăm không cải thiện sau 1 tuần điều trị tại nhà.
- Nổi bóng nước, mụn nhọt, đóng vảy trên vùng da tổn thương.
- Trẻ quấy nhiều và không ngủ được
- Trẻ sốt không rõ lý do
- Vùng hăm lan rộng
- Vùng cuối dương vật của trẻ sưng, đỏ hoặc có vảy
-------------------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️Hotline: (028) 3910 9999
🌏Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận