Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

ĐỂ NHIỆT MIỆNG KHÔNG CÒN LÀ “NỖI ÁM ẢNH” CỦA CON YÊU!

05/09/2020

0
Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây không ít khó khăn cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, nếu nhiệt miệng xảy ra do ảnh hưởng từ một số bệnh khác có thể sẽ gây nhiều nguy hiểm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý nhé!
 
Nhận diện nhiệt miệng
 
Các vết loét nhỏ xuất hiện ở mặt trong của má, lợi, môi hay đầu lưỡi.Nó có hình tròn hoặc bầu dục, đáy màu vàng nhạt, xung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng. 
Dù lành tính, nhưng những vết loét này thường gây đau khi ăn uống, hoặc đơn giản là chỉ cần nói chuyện trẻ cũng sẽ có cảm giác bỏng rát vô cùng khó chịu.
 
Nguyên nhân gây nhiệt miệng 
 
 Những nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến ở trẻ có thể biết đến như:
 
  • Căng thẳng
  • Dị ứng thực phẩm
  • Chức năng miễn dịch bị suy giảm
  • Ăn nhiều thực phẩm cay và chua
  • Bệnh viêm đại tràng
  • Bệnh Celiac (bệnh nhạy cảm với gluten)
  • Thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin B12, axit folic và sắt)
  • Vết xước bên trong má dẫn đến nhiễm trùng
  • Dị ứng với các thành phần hóa học trong kem đánh răng
  • Thay đổi nội tiết tố 
  • Nhạy cảm với một số thực phẩm (chocolate, cà phê, dứa, trứng và các loại hạt).

Bố mẹ có thể làm gì?
 
Hầu hết những trường hợp nhiệt miệng ở trẻ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Để giúp bé giảm đau và mau lành, bố mẹ có thể thử thực hiện một số việc đơn giản như sau:
 
  • Tránh ăn đồ nóng và cay, khoai tây chiên, các loại hạt (dễ tổn thương nướu và các mô mềm ở miệng)
  • Tránh các thức ăn như khoai tây chiên và các loại hạt, vì những món này rất dễ làm tổn thương đến nướu và các mô mềm ở miệng.
  • Chọn kem đánh răng không chứa natri lauryl sulfate (SLS)
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng
  • Kiểm tra xem bé có bị dị ứng với thực phẩm nào hay không
  • Dùng đá lạnh chườm vào vùng bị lở để giảm đau nếu cần thiết
  • Đảm bảo bé uống đủ nước, có thể sử dụng ống hút để tránh tiếp xúc với vết loét
 
Do đặc thù vị trí của vết loét nằm bên trong miệng nên bố mẹ rất khó phát hiện.Vì vậy nếu thấy  trẻ có   bất kỳ triệu chứng nào c đi kèm như sốt (có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng), phát ban (có thể là biểu hiện của dị ứng), bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
------------------- 
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH: 
☎️ Hotline: (028) 3910 9999 
🌏 Website: www.aih.com.vn 
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
 

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 27/11/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THEO TIÊU CHUẨN JCI

  • 25/11/2024

    THAM VẤN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

  • 23/11/2024

    CHƯƠNG TRÌNH BỔ SUNG VITAMIN A ĐỢT 2 CHO TRẺ 6 – 35 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Orly Attia Dafni

    Khoa Nhi

    Bác sĩ Orly Dafni Attia là bác sĩ nhi khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Chuyên môn của bác bao gồm chẩn đoán và điều trị trẻ em mắc chứng tự kỷ, các bệnh về nhiễm trùng, các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ em. Bác sĩ Orly đã từng công tác tại nhiều phòng khám y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh kể từ năm 2009 như Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc, Phòng khám Raffles Medical và Family Medical Practice. 

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với gần 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm