Trang chủ - American International Hospital

Đặt lịch khám

Đặt lịch khám

BỆNH GOUT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

30/04/2022

0
Thống kê gần đây cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân mắc gout đang ở mức 4-6%, tức cứ khoảng 17-25 người là có 1 người mắc bệnh Gout. Và nam giới có tỉ lệ mắc Gout gấp 9 lần so với nữ giới. Để ngăn ngừa biến chứng của Gout gây ra, giải pháp tốt nhất vẫn luôn là phòng tránh vấn đề sức khỏe này ngay từ đầu thông qua chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày. ​
 
► Cơ chế bệnh Gout ​

Khi tiếp thu các loại thực phẩm có nhiều nhân purine (thịt đỏ, nội tạng, hải sản,…), các chất này sẽ phân hủy thành acid uric. Khi nồng độ acid uric trong máu quá cao (>420μmol/l đối với nam hoặc >360μmol/l đối với nữ), chúng sẽ lắng đọng ở các cơ quan và tích tụ dần thành những tinh thể urat, gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan như viêm khớp, sỏi thận, sụn khớp, hạt tophi… ​
 
► Các đối tượng dễ mắc Gout ​
 
  • Nam giới có tỉ lệ mắc Gout gấp 9 lần so với nữ giới. ​
  • Những người béo phì, hay lạm dụng rượu bia, chất kích thích và ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều nhân purin.
  • Một số trường hợp suy thận đang sử dụng thuốc lợi tiểu kéo dài. ​
 
► Một số triệu chứng của Gout ảnh hưởng đến cơ thể
 
  • Người bị bệnh gout có biểu hiện đau khớp ở ngón tay, cổ tay, khuỷa tay, xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai... thường đau vào lúc giữa đêm hoặc sáng sớm.
  • Sưng tấy khớp tay chân, đặc biệt là khớp ở ngón chân và có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân). Các vùng sưng tấy có thể biến dạng, chuyển sang màu đỏ và có cảm giác nóng khi chạm vào.
  • Tay chân cứng đơ do sự cản trở từ những tinh thể acid uric trong khớp xương.    ​
 
► Cách phòng tránh bệnh Gout hiệu quả ​
 
  • Hạn chế các thực phẩm giàu nhân purin như nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục); thịt xông khói; hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); các loại đậu, măng tây, cải bó xôi; thịt đỏ (bò, heo,…); thức ăn chua (hoa quả chua, đồ muối chua).   ​
  • Tránh xa bia rượu mạnh, có thể dùng rượu vang (150ml/ngày) ​
  • Sử dụng ít thuốc lợi tiểu (đối với bệnh nhân sỏi thận) ​
  • Bổ sung nhiều nước cùng vitamin C, uống sữa và ăn các loại rau củ giàu chất xơ (rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ).​
  • Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày. ​
  • Duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên. ​
 
► Điều trị Gout bằng thuốc hiệu quả ​

Theo Bác sĩ Trương Hữu Bảo – Khoa chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cho biết, để điều trị cơn gout gấp, giảm đau tại khớp, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không chứa steroid (NSAIDs), colchicin hoặc corticosteroid. Hơn hết người bệnh cần thăm khám để hiểu rõ tình hình bệnh để có hướng điều trị chính xác. Và kể cả người không có nguy cơ bệnh Gout nhưng có những thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý cũng cần phải theo dõi sức khỏe, quan sát các biểu hiện cơn đau nhức, sưng khớp… Nếu các triệu chứng này diễn biến kéo dài, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời. ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 24/04/2024

    LỚP TƯ VẤN SỨC KHOẺ SINH SẢN 05.05.2024 - SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ

  • 15/04/2024

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2024

  • 12/04/2024

    ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH CƯỜNG GIÁP!

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Esser Rene Daniel

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    GS. TS. BS. René D. Esser là Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình - Nguyên trưởng Khoa Đại học Stanford, USA; nguyên Trưởng Khoa Bệnh viện Markgroeningen, Tây Đức, nguyên Trưởng Khoa Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện Polyclinique du Ternois, Pháp;  Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc Gia Tupua Tamasese Meaole, Samoa. ​Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, GS. TS. BS. René D. Esser là một trong số ít các bác sĩ ngoại khoa – chấn thương chỉnh hình có thể chữa trị cho những ca bệnh dị tật bẩm sinh và các bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam.

    Tìm hiểu thêm
  • Nguyễn Viết Thịnh

    Khoa Chấn thương chỉnh hình

    Mong muốn có thể giúp đỡ được nhiều người là động lực để Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Viết Thịnh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành Bác sĩ. Có cơ hội làm việc ở nhiều bệnh viện lớn, học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ nước ngoài, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Viết Thịnh không ngừng nỗ lực nâng cao kiến thức chuyên môn về Chấn thương chỉnh hình, tích luỹ kinh nghiệm trong từng ca bệnh và luôn tận tâm với nghề thầy thuốc cao quý. 

    Tìm hiểu thêm