Book Now

PHÂN BIỆT CHOLESTEROL “TỐT” VÀ “XẤU”

PHÂN BIỆT CHOLESTEROL “TỐT” VÀ “XẤU”

08/09/2021

Khi nhắc về cholesterol, mọi người thường nghĩ ngay đến một chất gây hại cho cơ thể. Thực tế, cholesterol là phần chất béo thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các tế bàokhoẻ mạnh. Cơ thể chúng ta cần cholesterol để tạo hormone, vitamin D cũng như vận hành các chức năng quan trọng. Hay nói cách khác, chúng ta không thể sống thiếu cholesterol.
 
HDL hay còn gọi là Cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao: được coi là cholesterol tốt, HDL giúp vận chuyển cholesterol đến gan, đóng vai trò như một nhà máy tiêu hóa, gan xử lý lượng cholesterol dư thừa để loại bỏ khỏi cơ thể.
 
  • Với ngưỡng nồng độ từ 40 mg/dl đến 59 mg/dl thì nồng độ HDL - Cholesterol càng cao thì hiệu quả bảo vệ tim mạch càng tốt, khi tăng mỗi 4mg/dl HDL - Cholesterol thì làm giảm 10% nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
 
  • Nồng độ HDL - Cholesterol trong máu được coi là cao khi > 60 mg/dl (tương đương 1,55 mmol/l). Nồng độ này có ý nghĩa là giảm tỉ lệ các biến cố tim mạch. Theo hội tim mạch Mỹ, đây là ngưỡng nồng độ có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh lý tim mạch.
 
LDL hay còn gọi là Cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp: Còn được gọi là cholesterol xấu, LDL mang cholesterol đến các động mạch. Thay vì được loại bỏ khỏi cơ thể, cholesterol dư thừa tích tụ dọc theo thành động mạch gây xơ vữa mạch máu và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, sỏi thận, huyết áp cao, bệnh động mạch ngoại biên, đau thắt ngực,…
 
Các nguyên nhân chính gây tăng LDL cholesterol:
 
  • Thực phẩm giàu chất béo: thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo.
  • Ít vận động: lối sống ít vận động làm tăng cholesterol.
  • Thừa cân: tăng cân làm tăng mức cholesterol.
  • Tình trạng sức khỏe: bệnh tiểu đường và tình trạng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến mức độ cholesterol trong cơ thể.
 
Giải pháp hạn chế rủi ro liên quan đến Cholesterol:
 
  • Nếu bạn có mức cholesterol “xấu” cao, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc giảm cholesterol và thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
 
  • Nếu bạn có mức cholesterol “tốt” thấp, bạn nên tập thể dục, giảm cân, bỏ thuốc lá , tăng ăn chất béo không bão hòa có trong hạt, quả bơ, dầu ô liu, cá hồi, tăng chất xơ, giảm đường và trao đổi với bác sĩ để được cho lời khuyên thay đổi lối sống có thể giúp nâng cao mức độ của bạn.
 
Khoa Tim mạch tại AIH cung cấp các dịch vụ chăm sóc và chữa trị gồm:
 
  • Tư vấn, phát hiện, chăm sóc và phòng ngừa bệnh mạch vành dành cho các bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim mạch cao: béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu, ít vận động.
  • Điều trị bằng thuốc, hồi sức tích cực, chăm sóc phục hồi cho bệnh nhân sau can thiệp và phẫu thuật, bắc cầu mạch vành.
  • Ứng dụng các trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và công nghệ tiên tiến giúp đưa ra chẩn đoán sớm, chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành.

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

  • by Super Admin
  • In Tin tức & Sự kiện

Leave a comment

Latest News

Our Doctor

Professionals

Ho Thi Que Huong (Dr.)

Ho Thi Que Huong (Dr.)

Imaging

Chẩn đoán hình ảnh

Tran Hai Dang

Tran Hai Dang

Imaging

With over 25 years of experience in the field of diagnostic imaging, Dr. Tran Hai Dang has worked at...

Nguyen Thi Hong Van (Dr.)

Nguyen Thi Hong Van (Dr.)

Obstetrics And Gynecology

Sản - Phụ khoa

Nguyen Thai Tran

Nguyen Thai Tran

Internal Medicine

Dr. Nguyen Thai Tran is an experienced expert in Family Medicine and General Internal Medicine, curr...

Tran Thi Tuyet Hanh (Dr.)

Tran Thi Tuyet Hanh (Dr.)

Obstetrics And Gynecology

Sản - Phụ khoa

Nguyen Kim Loan (Dr.)

Nguyen Kim Loan (Dr.)

Pediatrics