Book Now

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY Ở PHỤ NỮ TRIỆU CHỨNG & CÁCH ĐIỀU TRỊ

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY Ở PHỤ NỮ TRIỆU CHỨNG & CÁCH ĐIỀU TRỊ

07/01/2025

Theo BS CKI Nguyễn Viết Thịnh - Phó khoa Ngoại Tổng quát tại AIH cho biết, hội chứng ống cổ tay rất phổ biến và thường xảy ra ở phụ nữ từ 40 tuổi đến 59 tuổi.   


Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay, biểu hiện bằng cơn đau nhức, tê ran và ngứa ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, có thể lan dần lên cẳng tay về phía vai kèm theo cơn đau cơ, chuột rút.  


Nhìn chung, hội chứng ống cổ tay có thể diễn ra ở mức độ nhẹ và nặng. Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bao gồm đau bàn tay và cổ tay kèm cảm giác tê bì, kiến bò ở vùng chi phối của dây thần kinh giữa (vùng gan tay của ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa, và một nửa phía bên quay của ngón nhẫn) nhưng trong một số trường hợp có thể cả toàn bộ bàn tay. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhói hoặc bỏng rát kèm theo tê bì, kiến bò, phải nắn bóp tay để giảm đau và hồi phục cảm giác. Chứng teo và yếu cơ đối chiều và dạng ngón tay cái có thể xuất hiện muộn hơn.   

Tại sao hội chứng ống cổ tay thường gặp ở phụ nữ? 


Hầu hết, các trường hợp hội chứng ống cổ tay đều không xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp ba lần so với nam giới. Một số lý do lý giải tại sao phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn:

  • Giải phẫu tay của phụ nữ: Ống cổ tay của phụ nữ thường hẹp hơn so với nam giới, khiến cho không gian cho dây thần kinh giữa và các cấu trúc khác trong ống cổ tay bị giới hạn. Điều này làm tăng khả năng chèn ép dây thần kinh.    

  • Thai kỳ: Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể gây sưng và viêm các thành phần bên trong ống cổ tay.  

  • Các bệnh lý liên quan: Béo phì, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy thận và rối loạn chức năng tuyến giáp là những bệnh có liên quan đến hội chứng ống cổ tay.

z6215258975711-4a7ac3bccb214208957b4dd680e0c77f-2.jpg

 

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng hội chứng ống cổ tay như:  

  • Yếu tố di truyền: Thành viên trong gia đình có ống cổ tay nhỏ hoặc cấu trúc giải phẫu đặc biệt dễ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay. 

  • Chấn thương cổ tay: Các chấn thương như trật khớp, gãy xương có thể làm thay đổi cấu trúc và không gian trong ống cổ tay.

  • Viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý viêm: Những bệnh lý gây viêm có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc quanh gân cổ tay, làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh giữa.  

  • Tổn thương sau viêm hoặc chấn thương: Viêm khớp, tổn thương dây chằng, viêm đa dây thần kinh hoặc các chấn thương cổ tay làm thay đổi không gian trong ống cổ tay, gây áp lực lên dây thần kinh. 

  • Sử dụng tay lặp đi lặp lại: Các công việc yêu cầu lặp lại động tác tay và cổ tay trong thời gian dài (ví dụ: đánh máy, may vá, công việc văn phòng) có thể gây tổn thương gân, sưng viêm và chèn ép dây thần kinh. Phụ nữ trung niên, đặc biệt là những người tham gia công việc như vậy, có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay.   

Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay 


► Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay 

  • Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng như tê bì, đau nhức, hoặc yếu cơ ở tay, đặc biệt là ở các ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa. Những triệu chứng này thường tồi tệ hơn vào ban đêm.    

  • Nghiệm pháp Tinel: Chẩn đoán hội chứng đường hầm cổ tay thường dựa vào dấu hiệu Tinel, trong đó các triệu chứng dị cảm của thần kinh giữa được gây ra bằng cách gõ vào vị trí của dây thần kinh giữa trong đường hầm cổ tay ở mặt gan của cổ tay.    

  • Nghiệm pháp Phalen: Cho bệnh nhân gập cổ tay trong vòng 60 giây, nếu triệu chứng tê và ngứa ran ở ngón tay xuất hiện càng nhanh thì hội chứng cổ tay càng nặng.  

  • Chụp X-quang cổ tay: Để xác định hội chứng ống cổ tay có phải do viêm khớp hoặc chấn thương gây ra không.      

  • Đo điện cơ (EMG) và dẫn truyền thần kinh: Đây là xét nghiệm để đánh giá hoạt động của dây thần kinh và cơ, giúp xác định mức độ chèn ép của dây thần kinh giữa.    

  • Siêu âm hoặc MRI: Đôi khi, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc MRI để kiểm tra cấu trúc của cổ tay và loại trừ các nguyên nhân khác gây đau.      
     

2-4.jpg

 

► Điều trị hội chứng ống cổ tay  


BS.CKI BS CKI Nguyễn Viết Thịnh cho biết, điều trị hội chứng ống cổ tay có thể bao gồm các phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và sự đáp ứng của bệnh nhân với các phương pháp điều trị ban đầu.  


1. Điều trị bảo tồn 


- Đeo nẹp cổ tay: Đeo nẹp cổ tay giúp duy trì cổ tay ở vị trí trung lập (không gập hoặc uốn cong), từ đó giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.  


- Uống thuốc giảm đau và kháng viêm: Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giúp giảm đau ống cổ tay trong thời gian ngắn như paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhằm tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.   


- Tiêm steroid: Tiêm cortisone vào vùng ống cổ tay là phương pháp điều trị phổ biến trong việc giảm viêm, đau và sưng nề liên quan đến hội chứng ống cổ tay. Một số bệnh nhân sẽ biểu hiện giảm đau sớm sau khi tiêm, một số khác giảm đau muộn, có những bệnh nhân lại không hề thuyên giảm. Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về các khuyến cáo và các nguy cơ biến chứng tiềm ẩn của các phương pháp tiêm này. Nếu việc tiêm cortisone không mang lại hiệu quả lâu dài, bác sĩ sẽ xem xét các lựa chọn điều trị thay thế khác để giải quyết vấn đề một cách toàn diện hơn.  


- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm căng thẳng của các cơ, gân và dây chằng trong khu vực cổ tay. Các bài tập có thể giúp giảm đau, cải thiện khả năng cử động và phòng ngừa tổn thương thêm.  

  

3-3.jpg

 

2. Điều trị phẫu thuật  


Nếu áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn nhưng các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc tái phát hoặc nếu yếu và teo cơ bàn tay xuất hiện thì cân nhắc phẫu thuật giải ép bằng kỹ thuật mổ mở hoặc nội soi.


Phẫu thuật chủ yếu là cắt dây chằng ngang ống cổ tay, giúp làm tăng kích thước không gian trong ống cổ tay, từ đó giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa và các gân gấp.  
 

4-3.jpg

 

Phòng ngừa hiệu quả hội chứng ống cổ tay


Hội chứng ống cổ tay rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, để phòng bệnh chúng ta cần lưu ý:  

  • Điều chỉnh tư thế làm việc: Giữ cổ tay ở vị trí trung lập và nghỉ ngơi thường xuyên.

  • Tập thể dục: Thực hiện bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh cơ tay.

  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Đeo nẹp cổ tay và sử dụng bàn phím, chuột công thái học.

  • Giảm tải công việc lặp lại: Chia nhỏ công việc và thay đổi động tác tay.

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân có thể làm tăng áp lực lên cổ tay, vì vậy duy trì cân nặng hợp lý là rất quan trọng. 

  • Kiểm soát các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, viêm khớp. 


Đồng thời nếu phát hiện những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa biến chứng như teo cơ, tổn thương thần kinh lâu dài, và cải thiện khả năng phục hồi chức năng của tay.


Để đăng ký khám và điều trị với Bác sĩ Nguyễn Viết Thịnh, Quý khách hàng vui lòng đặt hẹn trực tuyến qua website https://www.aih.com.vn/bac-sy/nguyen-viet-thinh-dr hoặc liên hệ hotline (028) 3910 9999.     

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
 
  • In Tin tức & Sự kiện

Leave a comment

Latest News

Our Doctor

Professionals

Ho Thi Que Huong

Ho Thi Que Huong

MSc. MD. Ho Thi Que Huong graduated as a general practitioner from Pham Ngoc Thach University of Med...

Tran Hai Dang

Tran Hai Dang

Imaging

With over 25 years of experience in the field of diagnostic imaging, Dr. Tran Hai Dang has worked at...

Nguyen Thi Hong Van (Dr.)

Nguyen Thi Hong Van (Dr.)

Obstetrics And Gynecology

Sản - Phụ khoa

Nguyen Thai Tran

Nguyen Thai Tran

Internal Medicine

Dr. Nguyen Thai Tran is an experienced expert in Family Medicine and General Internal Medicine, curr...

Tran Thi Tuyet Hanh (Dr.)

Tran Thi Tuyet Hanh (Dr.)

Obstetrics And Gynecology

Sản - Phụ khoa

Nguyen Kim Loan (Dr.)

Nguyen Kim Loan (Dr.)

Pediatrics