Notification
Please fill in the information below
Urgent
5 NHÓM CHẤN THƯƠNG THỂ THAO THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Trung - Giám Đốc Y Khoa, chấn thương thể thao là những tổn thương xảy ra trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất, đặc biệt là thể thao. Các chấn thương này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm va chạm trực tiếp hoặc gián tiếp, sử dụng quá mức, kỹ thuật sai hoặc thiếu sự chuẩn bị trước khi tham gia hoạt động. Những chấn thương này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, từ cơ, gân, xương, dây chằng, khớp đến mô mềm, và có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng tham gia thể thao của người bị thương.
Hiểu rõ về những nhóm chấn thương thể thao thường gặp và cách điều trị kịp thời sẽ giúp các vận động viên hoặc người tham gia thể thao hồi phục nhanh chóng, trở lại với đam mê thể thao một cách an toàn.
Dưới đây là 5 nhóm chấn thương thể thao phổ biến cùng phương pháp điều trị hiệu quả:
1. Chấn thương về cơ: căng cơ
Căng cơ là một chấn thương thể thao phổ biến, xảy ra khi cơ hoặc gân bị kéo căng quá mức hoặc bị rách, (thường là rách bao cơ) do áp lực vượt quá khả năng chịu đựng của chúng. Tình trạng này có thể xuất hiện trong quá trình tập luyện, thi đấu hoặc khi thực hiện động tác đột ngột như tăng tốc, dừng lại đột ngột, hoặc kéo dài.
► Triệu chứng khi bị căng cơ:
Đau tại vùng bị căng cơ, có thể xuất hiện ngay cả khi ngồi hoặc nghỉ ngơi, đau vào ban đêm.
Đối với chấn thương đột ngột, có thể kèm theo dấu hiệu đỏ, sưng tấy, bầm tím do rách cơ, bao cơ gây chảy máu cục bộ, tụ máu.
Khó cử động, chuột rút, đặc biệt khi căng cơ nặng, người bệnh có thể không cử động được hoặc mất khả năng đi lại.
Cơ và gân bị yếu.
2. Bong gân
Bong gân là tình trạng tổn thương điểm bám gân, dây chằng ở vùng khớp, thường xảy ra khi khớp bị giãn quá mức hoặc bị rách do một cú ngã, trượt chân, hoặc do tập luyện không đúng cách. Khi bị bong gân, xuất hiện các triệu chứng như đau nhói, sưng, bầm tím, tụ máu, và khớp cảm giác lỏng lẻo, không vững.
► Các triệu chứng thường gặp của bong gân bao gồm:
Đau nhói, sưng, bầm tím, tụ máu.
Khớp cảm giác lỏng lẻo, không vững.
Khó cử động, có thể không di chuyển được.
Bong gân có thể ở mức độ nhẹ đến nặng, và có thể đi kèm với các triệu chứng như yếu cơ, chuột rút.
3. Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong thể thao do khớp gối có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng lớn.
► Các chấn thương đầu gối thường gặp bao gồm:
Đứt dây chằng chéo trước (ACL), chéo sau (PCL): Do tiếp đất sai kỹ thuật, tác động mạnh khiến cơ thể dồn lực vào đầu gối, hoặc thay đổi hướng đột ngột. Biểu hiện khi mới bị chấn thương là đau dữ dội, sưng, không thể cử động và khớp gối lỏng lẻo.
Tổn thương sụn chêm: Gây đau và hạn chế cử động, hoặc xuất hiện dấu hiệu kẹt khớp
(chuột khớp).Viêm gân, bao gân: Do vận động quá mức hoặc lặp lại các động tác giống nhau.
Trật khớp gối: Khi đầu gối bị lệch khỏi vị trí bình thường, bệnh nhân rất đau và không thể vận động khớp.
4. Các chấn thương ở vai
Chấn thương vai: Các vận động viên chuyên nghiệp thường xuyên gặp phải các vấn đề như trật khớp vai, tổn thương chóp xoay, hay tổn thương sụn viền khớp vai…
► Triệu chứng chấn thương vai bao gồm:
Đau: Đau nhói hoặc âm ỉ, đặc biệt khi di chuyển khớp vai hoặc nâng cánh tay.
Hạn chế vận động: Khó cử động vai, hạn chế giơ tay hoặc xoay vai.
Sưng và bầm tím: Vùng vai sưng hoặc có vết bầm do tổn thương mô mềm.
Cảm giác yếu: Cảm giác yếu khi sử dụng cánh tay hoặc vai.
Tiếng lạo xạo: Nghe thấy tiếng lạo xạo hoặc cảm giác vai bị trượt khi di chuyển.
5. Gãy xương
Gãy xương trong thể thao xảy ra do lực mạnh tác động, hoặc lực xoắn vặn. Xương có thể gãy đơn giản hoặc phức tạp nhiều mảnh và ở các vị trí khác nhau. Dấu hiệu nhận biết gãy xương bao gồm âm thanh lạo xạo, bầm tím, sưng tấy và biến dạng.
► Triệu chứng gãy xương bao gồm:
Đau, đặc biệt khi chạm vào vùng bị tổn thương (điểm đau nhói).
Sưng tại khu vực gãy xương.
Mất khả năng di chuyển vùng bị chấn thương.
Bầm tím hoặc đổi màu tại khu vực gãy.
Biến dạng bất thường ở vị trí gãy.
Có thể kèm theo vết thương vùng xương gãy (gãy hở) hoặc không kèm vết thương (gãy kín).
► Cần làm gì ngay khi bị chấn thương thể thao?
Đối với chấn thương phần mềm cấp tính (bong gân, bầm tím, căng cơ, giãn dây chằng...) cần được sơ cứu càng sớm càng tốt, đặc biệt trong 72 giờ đầu với phương pháp R.I.C.E:
Rest (Nghỉ ngơi): Ngừng hoạt động thể chất gây ra cơn đau để tránh làm tình trạng chấn thương trở nên tồi tệ hơn.
Ice (Chườm đá): Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng ngay sau chấn thương cho đến khoảng 72 giờ sau, mỗi lần chườm lạnh nên kéo dài 15-20 phút, thời gian nghỉ giữa các lần 30-60 phút. Không chườm đá trực tiếp lên da (quấn túi đá trong khăn hoặc vải).
Compression (Băng ép): Dùng các băng nẹp thông dụng để cố định vùng chấn thương, nên thực hiện xen kẽ giữa các đợt chườm lạnh.
Elevation (Kê cao vị trí chấn thương): Bạn có thể kê đầu gối bằng gối, chăn hoặc đệm, làm tăng hồi lưu máu tĩnh mạch, giúp giảm sưng và viêm.
Sau khi thực hiện phương pháp trên, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám sớm để đánh giá mức độ tổn thương và có hướng xử trí tối ưu. Đặc biệt đối với chấn thương gãy xương, người bệnh cần được nẹp cố định ổ gãy ngay lập tức và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
► Giải pháp mới trong điều trị chấn thương thể thao tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
Sau khi sơ cứu chấn thương, người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi để giảm đau. Trong trường hợp chấn thương phức tạp, phẫu thuật có thể là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật chỉ nên thực hiện sau khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và ra chỉ định.
Hiện nay trong y học thể thao có nhiều giải pháp để điều trị và hồi phục, trong đó tiêm PRP/ PRF là giải pháp sinh học hàng đầu về điều trị bảo tồn xương khớp, kết hợp với vật lý trị liệu. Sau khi tiêm vào vị trí tổn thương, tiểu cầu cùng chất hoạt hóa giải phóng các yếu tố tăng trưởng và phân tử sinh học, giúp giảm đau, chống viêm, tái tạo mô tế bào, kích thích khả năng phục hồi cấu trúc khớp và làm nhanh lành vết thương.
► Các loại chấn thương thể thao nào có thể điều trị bằng PRP/ PRF?
Chấn thương cơ và gân: Căng cơ, viêm gân (viêm gân chóp xoay, viêm gân gót chân, gân đầu gối...). Phương pháp này có tỷ lệ thành công trên 95%, giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi sớm khả năng vận động bình thường.
Chấn thương dây chằng: Căng giãn dây chằng khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu…
Chấn thương khớp: Viêm khớp, tổn thương sụn khớp, thoái hóa khớp nhẹ.
Chấn thương sụn: Sụn khớp bị tổn thương hoặc thoái hóa nhẹ.
Chấn thương gân và mô mềm khác: Viêm gân, đặc biệt là gân ở khuỷu tay (hội chứng tennis hoặc golfer), viêm gân Achilles…
► Các tác dụng chính của PRP/PRF trong điều trị chấn thương thể thao:
Giảm đau: PRP/PRF giúp giảm cảm giác đau tại khu vực tổn thương nhờ vào khả năng chống viêm và thúc đẩy sự hồi phục mô nhanh chóng.
Chống viêm: Các yếu tố tăng trưởng trong PRP/PRF có khả năng giảm viêm tại các vị trí bị tổn thương, giúp giảm sưng và cải thiện sự di chuyển của khớp.
Tái tạo mô và phục hồi nhanh chóng: PRP/PRF giải phóng các yếu tố tăng trưởng, giúp kích thích tế bào gốc và mô tế bào tái tạo, phục hồi nhanh chóng các mô cơ, gân, dây chằng và sụn bị tổn thương.
Tăng cường khả năng lành vết thương: PRP/PRF thúc đẩy quá trình lành vết thương, phục hồi cấu trúc khớp và mô mềm, giúp người bệnh nhanh chóng trở lại với các hoạt động thể thao.
Giảm thời gian phục hồi: Các phương pháp này giúp rút ngắn thời gian phục hồi so với điều trị truyền thống, giúp vận động viên hoặc người bị chấn thương hồi phục nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân khi thực hiện tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP/PRF) điều trị các bệnh lý xương khớp.
Tiêm PRP/PRF sử dụng máu tự thân nên quy trình thực hiện an toàn, không gây kích ứng, không cần phẫu thuật, thời gian thực hiện nhanh, quá trình thực hiện tiêm PRP/PRF chỉ khoảng 15 phút cho 1 lần, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của gân, khớp.Bộ kit PRP Activator đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ, cho phép thu nhận tối đa lượng tiểu cầu vượt trội, giúp phát huy hiệu quả của liệu pháp PRP một cách tốt nhất.
► Để đăng ký khám và điều trị bởi ThS. BS. Nguyễn Hồng Trung, Quý khách hàng vui lòng đặt hẹn trực tuyến qua website https://aih.com.vn/bac-sy/nguyen-hong-trung-dr hoặc liên hệ hotline (028) 3910 9999.
► Tại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, trong quá trình tư vấn và điều trị, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp, kỹ thuật và phác đồ điều trị mới nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Quan trọng nhất, bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình sẽ cùng phối hợp với bác sĩ vật lý trị liệu phục hồi chức năng để lên kế hoạch điều trị và thiết kế bài tập riêng cho từng bệnh nhân dựa trên đánh giá bệnh nhân qua nhiều yếu tố: mức độ bệnh, nghề nghiệp, thói quen chơi thể thao, những bệnh lý khác của bệnh nhân, thời gian tập luyện phù hợp với bệnh nhân.
Bên cạnh đó, AIH được trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại để hỗ trợ giảm đau, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, không gian điều trị lý tưởng hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh tham gia tập luyện, sớm vận động bình thường trở lại.
-----------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎Hotline: (028) 3910 9999
🌏Website: www.aih.com.vn
📍Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Search
Latest News
Our Doctor
Leave a comment